RAU MẦM KHẢI YẾN HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO (13/04/2017)
RAU MẦM KHẢI YẾN
HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO
mô hình trồng rau mầm cơ sở Khải Yến của Anh Huỳnh Văn Khải
Anh Huỳnh Văn Khải (ngụ KP. 6, P. Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương) là người đầu tiên áp dụng mô hình trồng rau mầm thương phẩm. Trãi qua bao sóng gió với nghề, giờ đây cơ sở của anh đã đứng vững và đi lên bằng chính ý tưởng táo bạo của mình, giúp anh trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong làng rau mầm.
Vừa qua tôi có dịp đến thăm trang trại của anh. Từ chợ Phú Mỹ, chúng tôi chạy dọc theo con đường láng nhựa phẳng tấp, hai bên đường cây trái xum xuê. Vào khoảng 300m, chúng tôi đến Cơ sở Khải Yến của anh. Chỉ vọn vẹn 600 m2 nhưng trang trại của anh thật bề thế, ngăn nắp, thực hiện đúng qui trình sinh học công nghệ cao. Khu vườn ươm được tách ra riêng biệt, rau mần non được che chắn cẩn thận, còn rau mầm thành phẩm đựng trong từng khai đẹp như thảm cở xanh mướt.
Anh tâm sự; sinh ra và lớn lên tại Thạnh Phú, Bến Tre. Cuộc sống ở quê khó khăn, năm 2000 tôi bắt đầu thử nghiệm làm rau mầm ở phường Chánh Nghĩa, trước khi làm tôi đến Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương để xin tài liệu và nhờ tư vấn, do không có cán bộ phụ trách về kỹ thuật cây rau mầm tôi mới mài mò tự về nhà làm thử, mới vài ba khai rau làm rất xấu, không đạt được tiêu chuần nhưng tôi không nản chí và quyết tâm trồng cho được cây rau mầm, đến năm 2004 hầu như mọi chuyện gia đình tôi đều gạt bỏ hết bắt đầu đeo đuổi cây rau mầm. Anh cho biết nhờ trông rau mầm mà gia đình anh đã thu lời hơn 700 triệu đồng mỗi năm và tạo công ăn việc làm ổn định cho 8 nhân công. Ngoài ra, mô hình trồng rau mầm của anh cũng là địa chỉ học tập kinh nghiệm của bà con trong và ngoài tỉnh. Với nụ cười rất hoà nhã ngồi tiếp chuyện chúng tôi trong một căn chòi lá ở trang trại. Anh vui vẻ cho biết, anh vừa tiếp một phái đoàn của TP.HCM đến tham quan học tập kinh nghiệm để sản xuất rau mầm. Gần đây, một Công ty nước ngoài đến đặt vấn đề xuất khẩu sản phẩm rau mầm của anh đưa ra thị trường thế giới. Phía Công ty nước ngoài đánh giá rất cao chất lượng rau mầm của anh. Trong nét mặt anh rất hân hoan với những thành công mà cơ sở Khải Yến đạt được, anh nói: đối với tôi cái gì cũng phải sạch, từ quần áo, nhà xưởng cho đến các món ăn, do đó, sản phẩm rau mầm của tôi đề cao tính sạch và an toàn cho người sử dụng. Ý tưởng trồng rau mầm của anh đã ấp ủ từ lúc anh còn học phổ thông. Khi học qua những bài nói về công nghệ sinh học, sử dụng năng lượng sạch, anh muốn mình tự sản xuất ra nguồn thực phẩm sạch để sử dụng và sau đó mới quảng bá ra thị trường.
Anh chia sẽ thêm. Đầu năm 2005 Sản phẩm ra thị trường đầu tiên, chập chững vào một thị trường khó tính. Khi ấy, thị trường chưa chấp nhận, anh phải nhờ nhiều người bán dùm, họ nói: "Rau gì kỳ, ăn vô sợ chết. Ngày xưa trồng rau trên cả mẫu đất chưa thấy gì, còn giờ trồng trong khay, trong hộp biết có ăn được không!". Tôi phải ăn trước cho bà con thấy có chết không, sau đó thuyết phục người bán rau ở chợ. Rau mầm phải bán gối đầu, khi bán được mới lấy tiền. Lúc đó, rau bán ít, chủ yếu trong các chợ truyền thống của Thủ Dầu Một. Trong chợ, anh chỉ gửi rau mầm cho một vài sạp, mỗi ngày bán vài chục hộp. Tiếp theo, anh cho sản phẩm len lõi vào những nơi bán rau nhỏ lẻ để tạo chỗ đứng trên thương trường. Thời gian kéo dài đến hết năm 2005 sản phẩm tôi làm ra không bán được bao nhiêu vốn luyến vợ chồng tôi giành dụm được chỉ trong 4 năm làm rau mầm đã tiêu hết khoản 500.000.000đ. Nhưng tôi vẫn không nản chí mà tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trồng cây rau mầm. Đầu năm 2007, tôi lấy tên cho cơ sở rau mầm của mình là cơ sở Khải Yến với diện tích 200m2; được bà con biết đến khoảng 40%, từ đó tôi mới có điều kiện xâm nhập thị trường hơi mạnh một chút. Ngồi nói chuyện với chúng tôi, anh chỉ tay về hướng vườn ươm và tâm sự, lăn lộn với nghề mấy năm đầu khổ lắm, rau làm ra không đạt gì mấy: lỗ! Vốn nhà cứ bỏ ra mấy trăm triệu, thời điểm đó đối với gia đình là rất lớn, bà xã kêu bõ nghề. Anh ráng thuyết phục vợ làm cho bằng được, muốn tạo dựng nghề phải có quyết tâm mới làm được! tôi mang rau mầm của mình vào chợ đầu mối ở Thủ Đức bằng xe Honda chào hàng thì cơ duyên đã đến. Ngày đầu chỉ có 2 người lấy, mỗi ngày lấy 40 hộp, có ngày bán hết và có ngày bán không hết, rau còn lại hư hết thế là tôi mất thêm 1 năm nữa. Tôi bỏ vốn thêm 150.000.000đ vợ tôi khuyên bỏ nghề vì thấy gia đình khó khăn quá nhưng tôi bàn với vợ cho tôi thêm 1 năm nữa
Đầu năm 2007 trở lại thị trường mỗi ngày tôi làm khoản 200 hợp mỗi hộp nặng khoảng 100g giá bán 4500đ /hộp trong 7 năm lặng lội với cây rau mầm tôi chỉ thành công khoảng 70% nhưng đến năm 2010 rau mầm Khải Yến đã được Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương đồng ý cấp cho nhãn hiệu độc quyền mang tên rau mầm Khải Yến, có thương hiệu, nhãn mác độc quyền cho đến nay rau mầm Khải yến đã đạt chuẩn 100% và khẳng định trên thị trường rau mầm Khải Yến đạt chuẩn sạch nên số lượng rau mầm bán ra tương đối mạnh, thị trường mới thật sự biết đến rau mầm Khải Yến và kéo dài cho đến ngày hôm nay. Bên cạnh nổ lực của bản thân, anh cũng được các cấp chính quyền giúp đỡ rất nhiều trong vấn đề quảng bá thương hiệu, tạo điều kiện cấp chứng chỉ cho cơ sở đủ tiêu chuẩn sản xuất rau sạch. Kể từ đó, cơ sở Khải Yến có những bước đi vững chắc trên thương trường hiện nay mỗi ngày cở sở rau mầm Khải yến bán ra thị trường tiêu thụ từ 1.500 đến 2.000 hộp mỗi hộp là 100g, giá bán 4500/1 hộp mỗi ngày trừ ra tiền công nhân lao động gia đình anh thu nhập khoảng 6.000.000đ/1 ngày, thu nhập bình quân sau khi trừ chi phí tôi thu nhập 2.000.000.000đ/ năm.
Hàng năm a tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, chi hội nông dân phường, hướng dẫn truyền đạt kỹ thuật cho nông dân, đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ chất độc màu da cam, quà tết cho người nghèo, xây dựng 02 căn nhà tình thương trị giá 100.000.000đ, thường xuyên ủng hộ Quỹ hỗ trợ nông dân phường và các tổ chức ở địa phương.
Như vậy, có thể thấy bằng nghị lực và ý chí quyết tâm, sự hổ trợ tích cực của các sở ngành, của tổ chức Hội, đã mang lại cho gia đình anh sự thành công ngày hôm nay với tổng thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình anh là khá lớn. Tuy nhiên những nông dân làm kinh tế giỏi như anh Khải cần nhiều hơn nữa sự giúp đỡ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan liên quan để bà con nông dân ngày càng có điều kiện đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao theo đúng định hướng của Tỉnh ./.
Minh Cảnh