• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Hệ thống tổ chức Hội Nông dân tỉnh Bình Dương
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Lịch sử hình thành
    • Đơn vị trực thuộc
    • Sơ đồ Tổ chức bộ máy
  • Tin hoạt động hội
    • Tỉnh hội
    • Thủ Dầu Một
    • Thuận An
    • Dĩ An
    • Tân Uyên
    • Bến Cát
    • Bắc Tân Uyên
    • Phú Giáo
    • Bàu Bàng
    • Dầu Tiếng
  • Phong trào nông dân
    • Nông dân SXKD giỏi
    • Nông dân sáng tạo
    • Các phong trào khác
    • Nông thôn mới
    • Chương trình phối hợp
    • Dạy nghề
    • Qũy hỗ trợ nông dân
  • Thông tin tuyên truyền
    • Nhà nông cần biết
    • Thông tin tuyên truyền
    • Sức khỏe - Đời sống
  • Dạy nghề và hỗ trợ nông dân
    • Cây trồng
    • Vật nuôi
    • Thủy sản
    • Dạy nghề và hỗ trợ nông dân
  • Văn bản phát hành
    • Quyết định
    • Công văn
    • Báo cáo
    • Kế hoạch
    • Thông báo
    • Hướng dẫn
    • Chương trình, Đề án, Dự án
    • Nghị quyết
    • Văn kiện Đại hội X
    • Văn bản tuyên truyền
  • Chính sách nông nghiệp
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 – 19/5/2025)!

Giới thiệu : Lịch sử hình thành

Lịch sử hình thành và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam

 
 
 
 
 
100%
 
 

 

 

    1. Sự ra đời của Nông Hội đỏ, tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay
           Vào đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt gần 1 triệu ha ruộng đất của nông dân, địa chủ phong kiến chỉ với 2% dân số cả nước nhưng chiếm 51% ruộng đất canh tác. Nông dân chiếm trên 90% dân số nhưng chỉ có 36% ruộng đất, trong đó gần 60% số hộ  không có ruộng đất.

           Phong trào đấu tranh chống cướp đoạt ruộng đất, sưu thuế tô tức nặng nề của nông dân còn mang tính tự phát và bước đầu có sự lãnh đạo của các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Việt Nam Quốc dân Đảng. Trong đấu tranh, giai cấp nông dân được tôi luyện trưởng thành và xuất hiện những người con ưu tú, hình thành nhiều tổ chức như: Phường lợp nhà, Phường hiếu hỉ, Phường tương tế... để bảo vệ quyền lợi của nông dân. Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương.
           Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc sớm đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, tức là phải gia nhập Hội Nông dân.

           Đầu năm 1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc), trong Sách lược vắn tắt của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo, được Hội nghị hợp nhất thông qua ngày 3 tháng 2 năm 1930 đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; Đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Vì vậy, phải tập hợp nông dân vào một tổ chức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, đấu tranh giành độc lập tự do và thực hiện cách mạng ruộng đất.

              Cao trào cách mạng 1930 - 1931, dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở vẫn được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5 năm 1930 đến 1 tháng 10 năm 1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội.

            Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10 năm 1930 tại Hương Cảng đã thông qua bản Luận cương chính trị, Luận cương nêu rõ: “Dân cày là hạng người chiếm đại đa số ở đông Dương (hơn 90 phần trăm), họ là một động lực mạnh cho cách mạng tư sản dân quyền”. Luận cương vạch rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp có đứng đầu và cùng với quần chúng dân cày để tranh đấu và binh vực quyền lợi hằng ngày cho dân cày và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để thì mới giành quyền lãnh đạo dân cày được”.

            Cùng với việc thông qua Luận cương chính trị, Hội nghị còn ra Nghị quyết về Tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, trong đó nêu rõ các quyết định quan trọng của Hội nghị, một trong các quyết định đó là “phải chỉnh đốn Nông hội lại cho có hệ thống theo điều lệ mới và dự bị việc tổ chức Đông Dương Tổng Nông hội”

            Tại Hội quan trọng này đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích nhằm ''Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa''. Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương quy định: “Hễ Nông hội nào thừa nhận mục đích, điều lệ và chịu thi hành những án nghị quyết của Tổng Nông hội Đông Dương và nộp hội phí thì được nhận làm hội viên”. trong đó trọng tâm là xây dựng tổ chức Nông hội, cơ sở của Nông hội là làng. Tổ chức phải theo hệ thống dọc: từ tổng Tổng Nông hội, huyện Tổng Nông hội, tỉnh Tổng Nông hội, xứ Tổng Nông hội, đông Dương Tổng Nông hội. Cũng tại hội nghị này Điều lệ Nông hội làng được thông qua. Mục đích của Nông hội làng là đoàn kết hết thảy bần và trung nông trong làng, liên hiệp với nông dân và công nhân các nơi trong nước để đấu tranh chống áp bức, bóc lột, bênh vực quyền lợi của nông dân và thực hiện cách mạng ruộng đất.

            Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Mặc dù về danh nghĩa Hội Nông dân Việt Nam vẫn chưa được thành lập, nhưng các tổ chức Nông hội vẫn tiếp tục hoạt động dưới hình thức tổ chức Nông hội đỏ, tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay. Các nghị quyết của Hội nghị tháng 10 năm 1930 được phổ biến sâu rộng; dựa vào Điều lệ Nông hội làng, các tổ chức Nông hội hoạt động chủ động, sáng tạo, tập hợp đông đảo lực lượng nông dân tham gia các phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột của chính quyền thực dân và tay sai của chúng.

              2. Hội Nông dân Việt Nam và cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945).

            Ngày 20 tháng 3 năm 1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của Nông hội trong cách mạng, giai cấp nông dân “là một lực lượng chính của cách mạng”. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Hai, tháng 3 năm 1931 nhấn mạnh: Cần phải đẩy mạnh việc tổ chức Nông hội làng, tuyên truyền sâu rộng chủ trương của Đảng, đồng thời chỉ rõ: trong điều kiện địch khủng bố trắng, nông dân cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh…

             Thực hiện Nghị quyết Trung ương Hai, các tổ chức Nông hội được củng cố và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân. Tháng 6 năm 1932 Trung ương Đảng đã khởi theo Chương trình hành động nhằm khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng, đồng thời đề ra phương hướng đấu tranh và những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình mới. Chủ trương của Đảng nêu rõ: phải tận dụng mọi khả năng hợp pháp, nửa hợp pháp để tổ chức đấu tranh và phát triển tổ chức bí mật (Nông hội). Trên cơ sở Chương trình hành động của Đảng, Chương trình hành động của Nông hội ra đời bao gồm 10 điểm.

            Tháng 3 năm 1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, tên của các tổ chức quần chúng đều được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quyết định lấy tên Nông hội thay Nông hội đỏ. Nông dân có tổ chức chính là Nông hội, có thể tổ chức nhiều hội (nhưng nội dung là Nông hội); Hội tương tế, ái hữu, hợp tác xã, hội cấy, hội gặt, hội hiếu hỉ, hội góp họ, phường đi săn, hội chèo, nhóm học quốc ngữ...đã thu hút đông đảo nông dân đấu tranh giành quyền lợi của giai cấp mình. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng đã giúp cho Nông hội khắp nơi trong nước phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, lãnh đạo nông dân hợp lực với công nhân và nhân dân lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.

            Trong năm 1937, có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia ruộng công, giảm tô, tức, khất thuế...Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 1938, có 125 cuộc đấu tranh của nông dân với 55.442 người tham gia.

             Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Tám, tháng 5 năm 1941 khẳng định nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc, việt gian chia cho dân cày nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức; thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh); Mặt trận các đoàn thể lấy tên là Cứu quốc.

            ''Nông hội từ nay gọi là Việt Nam Nông dân cứu quốc hội, Việt Nam Nông dân cứu quốc hội là một bộ phận của Việt Nam độc lập đồng minh;  thu nạp hết thảy nông dân đến cả hạng phú nông, địa chủ muốn tranh đấu đuổi Pháp - Nhật''. Điều lệ Việt Nam Nông dân cứu quốc được Hội nghị tháng 5 năm 1941 thông qua  gồm 11 điều. Mục đích liên hiệp hết thảy các hạng nông dân  yêu nước để binh vực quyền lợi hàng ngày cho nông dân và cùng với các đoàn thể khác chuẩn bị đánh Pháp đuổi Nhật giành quyền độc lập lại cho nước Việt Nam. Hội lấy làng, ấp làm cơ sở…có Ban chấp hành hội chỉ huy, làng, tổng, tỉnh, xứ, toàn quốc đều phải cử ra Ban chấp hành, ở cấp bộ nào phải cử đại biểu để thành lập Uỷ ban Việt Minh ở cấp ấy.

              Từ đầu năm 1941, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, nông dân các dân tộc Cao Bằng đã tổ chức những đoàn thể cứu quốc đầu tiên. Sau đó, nông dân từ miền ngược đến miền xuôi nô nức tham gia vào các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh. Nông dân cứu quốc hội, là lực lượng to lớn của Mặt trận Việt Minh, đồng thời nông dân còn chiếm đại đa số trong hầu hết các tổ chức cứu quốc ở nông thôn như: thanh niên, phụ nữ ...tạo nên một lực lượng chính trị rộng lớn, áp đảo kẻ thù. Các tổ chức nông dân cùng với công nhân đã trở thành ''xương sống'' của Mặt trận. Từ các bản làng heo hút ở vùng rừng núi Việt Bắc đại ngàn xuống đến vùng châu thổ sông Hồng hay trong các thôn xóm của Trung kỳ, Nam kỳ, các đội tự vệ cứu quốc mà lực lượng chủ yếu là thanh niên nông dân ưu tú đã lần lượt ra đời làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh của quần chúng.

           Năm 1941 - 1942, dưới sự lãnh đạo của Nông hội, nông dân đã đấu tranh chống thu thóc, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu...Từ năm 1943, với khẩu hiệu ''Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp''. Nông hội đã đưa nông dân tham gia vào các phong trào sôi nổi với những hình thức như biểu tình chống Nhật, vũ trang đánh Nhật…Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), phong trào ''Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói'' đã lôi cuốn hàng triệu nông dân vùng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. Qua phong trào đấu tranh các tổ chức cứu quốc của nông dân càng phát triển mạnh mẽ, góp sức vào làn sóng khởi nghĩa từng phần đang nổi lên cuồn cuộn trong cả nước, làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai, tạo nên khí thế cách mạng sôi sục, đưa cả nước hừng hực bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 thành công.

           Thành công vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của nông dân với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, là một thắng lợi của sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đối với các tổ chức của giai cấp nông dân, thể hiện sự gắn bó giữa Đảng với nông dân, nông dân với Đảng.

          3. Giai cấp nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975).

          Trong điều kiện chiến tranh ngày càng lan rộng với mức độ gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến càng đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các mặt trận. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thành lập Ban Nông vận Trung ương, kiện toàn tổ chức ở cấp Trung ương.

           Ngày 06 tháng 8 năm 1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương, gồm 6 đồng chí: Hồ Viết Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào.

            Trụ sở đầu tiên của Ban Nông vận Trung ương đóng tại Bản Lá (Roòng Khoa), xã Điềm Mặc, (Định Hóa - Thái Nguyên) sau chuyển sang thôn Tân Lập, xã Tân Trào, (Sơn Dương- Tuyên Quang).

           Với nhiệm vụ của Ban Nông vận Trung ương là vận động nông dân: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tácxã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mùchữ. Thực hiện chủ trương trên Ban Nông vận Trung ương đã tổ chức Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họp từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 07 tháng 12 năm 1949 tại thôn Phong Vân, xã Tân Tiến, (Yên Sơn - Tuyên Quang). Dự Hội nghị có đông đảo cán bộ đại diện cho tổ chức Hội Nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam. Hội nghị đã tập trung kiểm điểm, đánh giá ưu, khuyết điểm của tổ chức Hội, phong trào nông dân, đặc biệt là đánh giá vai trò của tổ chức và hoạt động của phong trào nông dân từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong thư gửi Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò và tiềm lực lớn lao của giai cấp nông dân cả nước trong đấu tranh giành chính quyền và sự nghiệp kháng chiến. Hội nghị đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương (sau đổi tên là Ban Liên lạc Nông dân toàn quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam, giai cấp nông dân có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của nông dân cả nước.

            Ngày 16 tháng 4 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TW về “Thành lập các ban và tiểu ban giúp việc”, trong đó có Tiểu ban Nông vận gồm có 8 đồng chí: Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào.

Phong trào nông dân từ sau Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất có bước phát triển mới, toàn diện và rất mạnh mẽ. Để tiếp tục đánh giá phong trào nông dân và tổ chức Hội Nông dân. Ban Liên lạc nông dân toàn quốc quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ Hai (tháng 5/1951) tại thôn Quắc, xã Bình Nhân (Chiêm Hoá - Tuyên Quang). Dự Hội nghị có hơn 100 đại biểu đại diện cho giai cấp nông dân cả nước. Hội nghị đánh giá phong trào nông dân, hoạt động của tổ chức Hội và quán triệt nhiệm vụ Hội Nông dân trước yêu cầu nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới toàn thắng. Đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tới dự và phát biểu trước Hội nghị. Đồng chí Tổng Bí thư dành nhiều thời gian nói về Chính cương của Đảng, quan điểm của Đảng đối với nông dân và chính sách ruộng đất. Hội nghị đã tập trung quán triệt những nhiệm vụ mới của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân và xây dựng tổ chức Hội đáp ứng với những yêu cầu trước mắt.

           Ở miền Bắc với tinh thần ''Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'', nông dân đã  hăng hái tham gia "Phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sĩ'' do Đảng và Chính phủ phát động. Các cấp Hội nông dân đã tập trung vận động thực hiện các phong trào, như: xây dựng “Cánh đồng 5 tấn”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, phong trào thanh niên nông thôn lên đương tòng quân giết giặc, bảo vệ Tổ quốc…

            Hội Nông dân trong các vùng địch tạm chiếm đã tiến hành nhiều hình thức đấu tranh như bám ruộng đất, làng xóm để sản xuất; lênán hành động bắn phá, đốt hoa màu của địch; tranh thủ sản xuất, thu hoạch và cất dấu lương thực, thực phẩm ở vùng địch hậu trong cả nước để đảm bảo được nhu cầu của nhân dân mà còn đóng góp cho Nhà nước, phục vụ sự nghiệp kháng chiến.

             Phong trào cách mạng của giai cấp nông dân và Hội Nông dân đã đóng góp phần quan trọng vào thắng lợi của các chiến dịch. Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ và thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Hoà bình được lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

          Ở miền Nam được đế quốc Mỹ giúp sức, chính quyền Ngô Đình Diệm đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Giơnevơ và tập trung sức củng cố bộ máy thống trị phản động. đẩy mạnh việc xây dựng quân đội ngụy làm lực lượng xung kích chống cộng và đàn áp nhân dân. Thực hiện chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng và Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng ở nông thôn miền Nam, Nông hội vừa tích cực tổ chức, vận động nông dân chuẩn bị đấu tranh lâu dài, vừa khẩn trương tranh thủ thời gian trước khi bàn giao các địa bàn cho đối phương để củng cố sản xuất, ổn định đời sống. Nam Bộ và khu V tiếp tục đẩy mạnh việc chia cấp ruộng đất cho nông thôn nâng tổng số ruộng đất chia cho đồng bào lên 750.000ha cho 1.299.000hộ nông dân.
           Phong trào đấu tranh chính trị của nông dân miền Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ, quyết liệt. Các làng, xã chiến đấu được hình thành và phát triển. Ngày 20/12/1960, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Tây Ninh, tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự ra đời của Hội là một mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của tổ chức nông dân, mà trên thực tế hàng ngàn cơ sở Nông hội cứu quốc ở các khu, tỉnh, huyện, xã đã được phục hồi trong thời gian Đồng khởi. Tháng 7 năm 1965 Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã ban hành dự thảo Điều lệ hoạt động của Hội nhằm tiếp tục mở rộng hoạt động của các cấp Hội cơ sở, phát triển hội viên và động viên nông dân phát huy vai trò tích cực của mình trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

          Tháng 1 năm 1969, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành Đại hội nhằm tổng kết phong trào đấu tranh của nông dân trong tám năm, đồng thời quán triệt yêu cầu và nhiệm vụ mới của nông dân trong đấu tranh chống kế hoạch ''Bình định cấp tốc'' của địch. Đại hội đã biểu dương những thành tích to lớn của nông dân miền Nam trong việc phát triển thế trận chiến tranh du kích, đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng, vùng căn cứ và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất, bảo đảm đời sống và cung cấp hậu cần cho bộ đội. Hội tập trung vận động, tuyên truyền nông dân thực hiện đúng đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng.

           Thực hiện chủ trương của Đảng, lấy địa bàn nông thôn làm hướng tiến công chính, đánh mạnh vào kế hoạch “Bình định cấp tốc” của địch, giữ đất, giành dân, Hội Nông dân đã chủ động giáo dục hội viên khắc phục tư tưởng nôn nóng, thoát ly thực tế muốn thắng nhanh, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ quan trọng nhất ở nông thôn là phải ''giành dân, giành đất, phát triển thế và lực của ta". Nông dân liên tục nổi dậy phá rã, phá banh nhiều khu dồn dân, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ trên nhiều địa bàn quan trọng. Vùng giải phóng đã mở rộng tới sát Sài Gòn.Ở đồng bằng Nam Bộ, nông dân nổi dậy mở thêm nhiều vùng, nhiều lõm giải phóng, nối các vùng giải phóng thành thế liên hoàn liên xã, liên huyện.

            Thắng lợi của phong trào nông dân nổi dậy và cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972 đã làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh ở miền Nam và tiến tới "Tổng tấn công" mùa Xuân năm 1975 giành trọn vẹn thắng lợi, đất nước thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà.

            Từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Nông hội đã phát triển đều khắp, đã tích cực vận động nông dân thi hành chính sách của Đảng và Nhà nước ở nông thôn, góp phần đẩy mạnh phong trào thủy lợi, phát triển sản xuất, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước, tăng cường đoàn kết trong nông dân, xây dựng chính quyền, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn. Tuy vậy, công tác Nông hội chưa có chuyển biến mạnh mẽ gắn liền với nhiệm vụ cải tạo và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Các cấp ủy chưa chú trọng xây dựng tổ chức Nông hội và chưa chỉ đạo thật chặt chẽ công tác Nông hội. Thực hiện Nghị quyết Đại hội IV của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai (khóa IV) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngày 12 tháng 12 năm 1977, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 24 – CT/TW về việc tăng cường công tác Nông hội ở các tỉnh miền Nam.

            4. Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

          Phát huy vai trò của tổ chức Hội Nông dân trong sự nghiệp cách mạng và  tiến tới Đại hội đại biểu nông dân toàn quốc. Ngày 25 tháng 6 năm 1977, Ban Bí thư ra Thông báo số 16 – TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương.

          Ngày 25 tháng 6 năm 1979, Ban Bí thư quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) thành một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.

          Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (thực chất là một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, do Ban Nông nghiệp chỉ đạo) nay lập thành một cơ quan độc lập có nhiệm vụ vừa thường xuyên chỉ đạo phong trào thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, vừa giúp Ban Bí thư chuẩn bị Đại hội nông dân toàn quốc. Ban Bí thư chỉ định 3 đồng chí: Ngô Duy Đông (Trưởng ban), 2 đồng chí: Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Công Huế (Phó ban), đồng chí Lê Du là Ủy viên.

          Ngày 27 tháng 9 năm 1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đoàn kết nông dân lao động, đưa nông thôn nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất của nông dân lao động trong cả nước, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Chỉ thị khẳng định Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng rãi của nông dân lao động trong cả nước, Hội có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nông dân để giáo dục, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp miền Nam, đưa nông thôn tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hội kết nạp tất cả nông dân hăng hái phấn đấu vào con đường làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa, theo nguyện tắc tự nguyện.

            Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam được thành lập có ý nghĩa chính trị to lớn. Sau nhiều năm không có tổ chức Hội (ở miền Bắc) nay giai cấp nông dân cả nước có tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nông nghiệp nước ta chưa có những chuyển biến tích cực. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian qua nay không còn phù hợp. Những hạn chế của nó đã dẫn đến những biểu hiện suy thoái trong phát triển sản xuất, những dấu hiệu khủng hoảng, bất hợp lý bộc lộ ngày càng rõ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

            Từ thực tiễn kinh tế - xã hội, ở nông thôn đã xuất hiện những nhân tố mới thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của cán bộ cơ sở, như ở Hải Phòng, Vĩnh Phú. Trên cơ sở thực tiễn “khoán chui”, Đảng ta đã tổng kết và ra "Chỉ thị 100'' với nội dung cơ bản là "khoán sản phẩm', mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Chỉ thị 100 đã ''cởi trói'' cho phát triển kinh tế nông nghiệp, cải  thiện đời sống nông dân. Tuy mới là giải pháp tình thể, nhưng "Khoán sản phẩm” đã có hiệu quả thực sự. Trong thời gian 1981 - 1985, nhờ hình thức khoán mới, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5% so với 2% của thời kỳ 1976 - 1980, sản xuất lương thực tăng bình quân hàng năm 6,5% so với 1,6% của thời kỳ 1976 - 1980.

           Tổ chức Hội Nông dân cũng ngày càng được quan tâm hơn, ngày 29 tháng 9 năm 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 116 – CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Quy định việc thành lập Hội đồng của Hội Liên hiệp nông dân tập thể ở từng cấp: Trung ương, tỉnh, huyện; cơ quan Thường trực của Hội đồng gắn với Ban Nông nghiệp của Đảng, là một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, Ban Nông nghiệp tỉnh, thành phố (cả miền Bắc và miền Nam). Đồng thời, quyết định cho ban hành Điều lệ Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam quy định rõ tính chất, mục đích, nhiệm vụ của Hội và tổ chức Hội ở các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.

           Quán triệt tinh thần đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam, ngày 24 tháng 3 năm 1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 05/CT-TW về tổ chức Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất, Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam.  Ngày 01 tháng 3 năm 1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42–QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.

           Tại phiên họp ngày 17 tháng 01 năm 1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

            Ngày 20 tháng 5 năm 1991, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 69 – CT/TƯ về việc tổ chức kỷ niệm 61 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/1991). Lần đầu tiên Hội Nông dân Việt Nam tổ chức mít tinh kỷ niệm trọng thể 61 năm Ngày thành lập tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Đỗ Mười tới dự và có bài phát biểu quan trọng.

             Tại Lễ Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2010), giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân Chương Sao Vàng (lần 2).

            Được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, một số đồng chí đã đến thăm và làm việc với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam như: Chủ tịch Nước Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, đồng chí Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư (nay là Chủ tịch Nước); đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2012), Nguyễn Thiện Nhân, hiện nay là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

             Đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã qua 06 kỳ Đại hội

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ Nhất  tổ chức từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 29 tháng 3 năm 1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.

            Tham dự Đại hội có 613 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 95 đồng chí và bầu 17 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Phạm Bái - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Hồng Thất, Nguyễn Thành Thơ, Cầm Ngoan, Nguyễn Thị Huệ.
              Tại kỳ họp Ban Chấp hành Trung Hội Nông dân Việt Nam lần thứ Sáu (khóa I) tại Hà Nội, từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 02 tháng 11 năm 1991 đã bầu đồng chí Hoàng Hồng Thất, Phó Chủ tịch Thường trực làm Quyền Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội thay đồng chí Phạm Bái nghỉ hưu. Từ ngày 02 tháng 6 đến ngày 05 tháng 6 năm 1992, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, họp lần thứ Bảy (khóa I) tại Hà Nội, đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) - Ủy viên Trung ương Đảng giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
              Nghị quyết của Đại hội đã khẳng định: Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân, đoàn kết chặt chẽ với các tổ chức thành viên khác trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết tâm tiến theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.

              Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ Nhất là sự kiện chính trị trọng đại, đã đánh dấu một mốc son quan trọng trên chặng đường lịch sử vẻ vang gần 6 thập kỷ của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.

             Tại Đại hội này Chủ tịch Hội đồng Nhà nước – Võ Chí Công thay mặt Đảng, Nhà nước đã trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huân chương cao quý nhất cho giai cấp nông dân Việt Nam.

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Nông dân Việt Nam họp từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
            Dự Đại hội có 600 đại biểu. Đại hội đã bầu 77 đồng chí vào Ban Chấp hành và 14 Ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyễn Thị Huệ, Lò Văn Inh, Mai Thanh Ân (Bảy Khế).

           Trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ Năm (khóa II), họp tại Hà Nội từ ngày 09 tháng 01 đến ngày 10 tháng 01 năm 1997, đã bầu đồng chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) được Bộ Chính trị bố trí công tác mới.

           Đại hội đã đánh giá phong trào nông dân, công tác xây dựng Hội; phương hướng, nhiệm vụ của Hội 5 năm tiếp theo, thông qua Điều lệ (sửa đổi) Hội Nông dân và thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Nông dân Việt Nam.
Đây là Đại hội của trí tuệ và niềm tin, nơi hội tụ ý chí và nguyện vọng của giai cấp nông dân quyết tâm đổi mới và xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh về mọi mặt.
          Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Hội Nông dân Việt Nam khai mạc từ ngày 17 tháng 11 đến ngày 20 tháng 11 năm 1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội.
          Tham dự Đại hội có 700 đại biểu. Đại hội đã quán triệt nhiệm vụ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đại hội đã bầu 114 Ủy viên Ban Chấp hành, 19 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Diệu Tuyết, Lê Văn Nhẫn, Lê Văn Sang (Hùng Kháng).

          Đại hội III có nhiệm vụ tiếp tục đổi mới và phát huy mạnh mẽ vai trò nòng cốt của Hội, tổ chức, động viên giai cấp nông dân phát huy nội lực, cần kiệm xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tại Đại hội này thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Nước Trần Đức Lương đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho phong trào nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.
         Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Nông dân Việt Nam được tổ chức từ ngày 22 tháng 11 đến ngày 25 tháng 11 năm 2003 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Đây là Đại hội ''Đoàn kết - Đổi mới - Dân chủ - Phát triển''.

         Tham dự Đại hội có 860 đại biểu. Đại hội đã bầu 120 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Vũ Ngọc Kỳ - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Hoàng Diệu Tuyết, Phạm Quang Tôn, Nguyễn Hữu Mai, Lê Hoàng Minh, Hà Phúc Mịch.

          Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội lần thứ Tám (khóa IV), ngày 26 tháng 02 năm 2007 tại Hà Nội đã bầu đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tài chính - Quản trị Trung ương, Bí thư Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam thay đồng chí Chủ tịch Vũ Ngọc Kỳ nghỉ hưu.

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Nông dân Việt Nam được khai mạc từ ngày 22 tháng 12 đến ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội.

           Tham dự Đại hội có 1.175 đại biểu. Đại hội đã bầu 124 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Lê Hoàng Minh, Hà Phúc Mịch, Nguyễn Duy Lượng, Lều Vũ Điều.

           Chủ đề của Đại hội V là: ''Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập -  Phát triển''.
          Đại hội đã xác định phương hướng là: “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh, là chủ thể trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hội Nông dân vững về chính trị, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới; tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao vai trò đại diện; chăm lo nâng cao đời sống; bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, nông dân, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời đẩy mạnh 3 phong trào thi đua lớn của Hội, là: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng; Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

           Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, tháng 4 năm 2011 đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Uỷ viên Trung ương Đảng được Ban Chấp hành Trung ương phân công sang làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội lần thứ chín (khoá V) họp tại Hà Nội từ ngày 04 – 05 tháng 7 năm 2012 đã bầu bổ sung 02 đồng chí Phó Chủ tịch Trung ương Hội là đồng chí Lại Xuân Môn và đồng chí Nguyễn Hồng Lý.

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nông dân Việt Nam được khai mạc từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 03 tháng 7 năm 2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Chủ đề của Đại hội là của tinh thần: “Đoàn kết – Đổi mới – Chủ động – Hội nhập – Phát triển bền vững”. Tham dự Đại hội có 1.169 đại biểu. Đại hội đã bầu 122 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Các đồng chí Phó Chủ tịch: Nguyễn Duy Lượng, Lều Vũ Điều, Nguyễn Hồng Lý, Lại Xuân Môn.

           Phương hướng Đại hội VI là: “Phát huy tinh thần “Đoàn kết - đổi mới- chủ độn g- hội nhập - phát triển bền vững”, vai trò trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; tiếp tục thực hiện Kết luận số 62 - KL/TW, ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giám sát, phản biện xã hội và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với đẩy mạnh hợp tác tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân. Trực tiếp và phối hợp thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở nông thôn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp Nông dân Việt Nam vững mạnh; đào tạo người nông dân có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ bản lĩnh chính trị, giữ vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn”.

           Đại hội đã xác định các mục tiêu: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có đủ năng lực tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, sức sáng tạo của hội viên, nông dân; tham gia xây dựng và tổ chức nông dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân. Tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn nông thôn. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ của cán bộ, hội viên, nông dân; từng bước xây dựng đội ngũ lao động nông thôn có tác phong công nghiệp, có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong và ngoài nước, từng bước thực hiện vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Với 11 chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Hội cho trên 95% hội viên, nông dân. Phát triển hội viên mới, với trên 80% số hộ nông dân có hội viên nông dân. Cơ sở Hội khá và vững mạnh đạt trên 85%, giảm cơ sở Hội yếu kém xuống dưới 1%. Có 80% cán bộ chủ chốt ở cơ sở Hội có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo qui định; 80% cán bộ chi, tổ Hội được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận và nghiệp vụ công tác Hội. 100% chi Hội có quỹ Hội, bình quân từ 30.000đ trở lên/hội viên/năm. Hằng năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu Sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng trưởng 15% trở lên/năm. Hằng năm vận động từ 90% số hộ nông dân trở lên đăng ký phấn đấu và có từ  85% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu Gia đình văn hoá. 100% Hội Nông dân cấp tỉnh, cấp huyện; 80% Hội Nông dân cấp xã tổ chức được hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân có hiệu quả. Hằng năm Hội Nông dân các cấp trực tiếp và phối hợp dạy nghề cho 220.000 nông dân; trong đó tỷ lệ có việc làm đạt 70% trở lên. 80% Hội Nông dân cấp xã hướng dẫn, tổ chức nông dân xây dựng được ít nhất một mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả.

          Hiện nay các cấp Hội Nông dân đang tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, theo Chỉ thị số 03 – CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị, đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước và hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới... Cụ thể là: tiếp tục đẩy mạnh 3 phong trào thi đua lớn của Hội, đó là: Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới; Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh.

         Để tăng cường sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong những năm qua Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ký kết chương trình công tác với hơn 40 Bộ, ngành.
        Công tác đối ngoại của Hội đã đạt được thành tích nổi bật trên các lĩnh vực hợp tác và hữu nghị, nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức nông dân của các nước đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm với Hội Nông dân Việt Nam và giúp Hội thực hiện một số dự án trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Hiện nay Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có quan hệ với 79 tổ chức nông dân, chính phủ; phi chính phủ nước ngoài (NGOs); tổ chức Quốc tế (Liên hợp quốc) và 31 Đại sứ quán các nước tại Hà Nội.

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 được tổ chức trọng thể từ ngày 11 tháng 12 đến ngày 13 tháng 12 năm 2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng của giai cấp nông dân và nhân dân cả nước, đồng thời cũng là dịp để tuyên truyền nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giai cấp nông dân, của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.

Tổng số đại biểu được triệu tập là 999 đại biểu. Tham dự Đại hội có 999 đại biểu; trong đó, đại biểu được bầu (do Đại hội Hội Nông dân 63 tỉnh, thành phố bầu): 847 đại biểu (84,79%); đại biểu đương nhiên (là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VI): 103 đại biểu (10,31%); đại biểu chỉ định (là cán bộ của Bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà khoa học, cán bộ Hội): 49 đại biểu (4,90%).

Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân cả nước tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam với tinh thần“Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”, ra sức thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội VII, góp phần tích cực cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra./.
 

 

- Thông tin chưa được cập nhật - 



Giới thiệu khác
  • Hệ thống tổ chức Hội Nông dân tỉnh Bình Dương
  • Chức năng - Nhiệm vụ
  • Đơn vị trực thuộc
  • Sơ đồ Tổ chức bộ máy
Văn bản mới
Xem tất cả »
  • Kế hoạch số 104-KH/HNDT ngày 16/5/2025 Tuyên truyền kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (khóa XIII)
  • Báo cáo số 215-BC/HNDT ngày 14/4/2025 Công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước quý I năm 2025
  • Kế hoạch số 99-KH/HNDT ngày 10/4/2025 Tổ chức Hội thảo "Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả" cho hội viên, nông dân tỉnh Bình Dương
  • Kế hoạch số 91-KH/HNDT ngày 27/02/2025 Kiểm tra, giám sát năm 2025
  • Kế hoạch số 88-KH/HNDT ngày 05/02/2025 Tuyên truyền công tác Hội, phong trào nông dân và các ngày lễ lớn trong năm 2025

Hình ảnh hoạt động
Chuỗi sự kiện: Tôn vinh nông dân Bình Dương - Hội chợ thương mại - Hội thi tiếng hát nông dân
Bí Thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cùng đoàn công tác thăm mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC huyện Phú Giáo
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tiếp Đoàn cán bộ Hội Nông dân tỉnh Sơn La thăm và trao đổi kinh nghiệm tại Bình Dương
Ký kết Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh với Liên Minh Hợp tác xã tỉnh năm 2024
Hội nghị BCH Hội Nông dân tỉnh sơ kết 6 tháng đầu năm
Ra mắt Công viên nông dân tại ấp Tân Trạch, xã Bạch Đằng
Các đại biểu tham dự Lễ phát động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6
Họp mặt kỷ niệm 63 năm Ngày thành lập Hội Nông dân giải phóng miền Nam tại tỉnh Tây Ninh
Ký kết giao ước thi đua năm 2024
Triển lãm chào mừng Đại Hội
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương nhận cờ thi đua nhiệm kỳ (ĐH ĐB HND tỉnh BD NK 2023 2028)
Đoàn đại biểu Hội Nông dân thị xã Bến Cát tham dự Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ X nhiệm kỳ 2023 – 2028 ra mắt đại hội.
Ban Chấp hành Hội Nông dân thị xã Bến Cát nhiệm kỳ 2023-2028 ra mắt đại hội
Lãnh đạo Hội Nông dân 07 huyện, thị xã, thành phố chúc mừng đại hội Hội Nông dân thị xã Bến Cát nhiệm kỳ 2023 – 2028
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy (bên phải), Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tặng lẵng hoa chúc mừng đại hội Hội Nông dân thị xã Bến Cát nhiệm kỳ 2023-2028
Đồng chí Tống Văn Hướng (bìa phải), Chi hội trưởng chi hội nông dân tỷ phú trao bảng tượng trưng học bổng hiếu học cho các em học sinh trường tiểu học Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy (bìa trái), Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao quyết định công nhận thành viên chi hội nông dân tỷ phú tại buổi sinh hoạt.
Đ/c Đinh Khắc Đính - P.Chủ tịch BCH Hội Nông dân việt Nam tại Hội thảo "Đánh giá tình hình thực hiện điều lệ HND Việt Nam khóa VII, đề xuất, sửa đổi, bổ sung điều lệ HND Việt Nam khóa VIII
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương & Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm quan học tập kinh nghiệm nhà máy sản xuất Phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương & Hội Nông dân thành phố Hà Nội thăm quan học tập kinh nghiệm Khu Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao An Thái
Đồng chí Phạm Thị Xuân Hòa (thứ 2 từ phải qua trái) được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch HND tỉnh Bình Dương khóa IX nhiệm kỳ 2018 - 2023
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty PVI Bình Dương
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hang ba
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương vinh dự nhận cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2021
Đồng chí Phạm Văn Lời - Phó chủ tịch Thường trực khai mạc lớp tập huấn công tác Hội năm 2022
Đồng chí Huỳnh Tân Định – Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh dự họp sinh hoạt chi bộ định kỳ Hội Nông dân tỉnh
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao quà cho hội viên nông dân khó khăn địa bàn xã An Tây, thị xã Bến Cát
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao quà cho hội viên nông dân khó khăn địa bàn xã An Tây, thị xã Bến Cát
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân thị xã Bến Cát năm 2021
Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng trao quà đại đoàn kết hỗ trợ nông dân Bình Dương vượt qua đại dịch Covid-19
Đ/c Nguyễn Thành Thơm - UVTV Trưởng Ban Tuyên giáo HND tỉnh cùng các cán bộ, công chức tham gia vận chuyển hàng cứu trợ
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương trao quà hỗ trợ cho Hội Nông dân thành phố Thuận An
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương trao quà hỗ trợ cho Hội Nông dân thị xã Tân Uyên
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tiếp nhận quà hỗ trợ từ Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tiếp nhận 25 tấn hàng hóa và nhu yếu phẩm của Hội Nông dân Thành phố Hải Phòng
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tiếp nhận 1200 túi quà an sinh của Hội Nông dân Bình Phước
Các Đ/c Cán bộ, công chức, viên chức Hội Nông dân tỉnh tham gia hỗ trợ chia quà cùng Mặt trận và các đoàn thể tỉnh
Các Đ/c Cán bộ, công chức, viên chức Hội Nông dân tỉnh tham gia đội tình nguyện phòng, chống dịch Covid - 19
Cán bộ, công chức, viên chức Hội Nông dân tỉnh ủng hộ Chương trình "Triệu phần quà, nghìn tấn nông sản nghĩa tình"
Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động Hội và phong trào nông dân 9 tháng đầu năm 2021
Đồng chí Phạm Văn Lời, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh trao tủ mát, nhu yếu phẩm cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dich Covid - 19 thị xã Bến Cát
Đồng chí Phạm Văn Lời - Phó chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh trao nhu yếu phẩm cho hội viên nông dân
Đồng chí Phạm Văn Lời - Phó chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh trao tủ mát và nhu yếu phẩm cho Hội Nông dân huyện Dầu Tiếng hỗ trợ phòng, chống dịch covid-19
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2021
Hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV và Đại biểu HĐND tỉnh khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương trình bày Chương trình hành động ứng cử Đại biểu HĐND tỉnh khoá X, nhiệm kỳ 2021-2026
Ký kết giao ước thi đua Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố năm 2021
Các thành viên Hội đồng quản trị HTX Hùng Thuậnvà các đại biểu chụp hình lưu niệm
Đồng chí Phạm Văn Lời, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh tặng hoa chúc mừng Hội đồng quản trị Hợp tác xã tổng hợp Hùng Thuận.
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì họp kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân xã An Bình năm 2020
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì họp kiểm tra công tác Hội và phong trào nông dân năm 2020
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân Tỉnh tham quan Mô hình Chi hội nghề nghiệp trồng tiêu An Bình đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân Tỉnh tham quan Mô hình gà đẻ trứng tại Trang trại tổng hợp của Ông Nguyễn Văn Tuệ
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân Tỉnh đang trao đổi nắm bắt thông tin về tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn với lãnh đạo địa phương tại Trang trại của Ông Nguyễn Văn Tuệ
Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh và lãnh đạo Hội Nông dân huyện chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình chị Nga
Đ/c Đỗ Ngọc Huy Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tặng quà cho chị Nguyễn Thị Ngọc Nga
Đ/c Phạm Văn Lời – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh trao kỹ niệm chương cho các cá nhân
Cán bộ, công chức, viên chức nữ Hội Nông dân tỉnh Bình Dương và HND thị xã Tân Uyên chụp ảnh lưu niệm
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao quà cho cán bộ công chức, viên chức nữ Hội Nông dân tỉnh Bình Dương và HND thị xã Tân Uyên
Mái ấm Nông dân - Hội Nông dân thị xã Thuận An
Hội Nông dân thị xã Thuận An họp mặt kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội
Đ/c Phạm Văn Lời, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận cho các học viên
Lãnh đạo Tỉnh trao cờ thi đua của Chính phủ cho Hội Nông dân tỉnh
Lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Hội Nông tỉnh
Đ/c Phạm Văn Lời – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Đ/c Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch BCHTrung ương Hội Nông dân Việt Nam tham và làm việc tại mô hình trang trại Tổng hợp của NDSX kinh doanh giỏi Nguyễn Thanh Thủy ở xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng
Đ/c Phạm Thị Kim Anh, Phó Hiệu trưởng trường Cán bộ Trung ương Hội Nông dân Việt nam phát biểu khai giảng lớp Bồi dưỡng
Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng hoa chúc mừng đoàn đại biểu dự Hội Nghị điển hình tiên tiến Hội Nông dân Việt Nam và hội nghị điển hình của tỉnh
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại hội nghị
Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng lẵng hoa chúc mừng hội nghị
Đ/c Nguyễn Văn Lộc, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Đ/c Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch BCHTrung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Đồng chí Phạm Văn Lời, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình vịt cạn ở huyện Phú Giáo
Ký kết Chương trình phối hợp 4 đơn vị
Ký kết Chương trình phối hợp 4 đơn vị
Hội nghị BCH lần thứ 5 sơ kết hoạt động Hội 6 tháng đầu năm 2020
Hội Nghị điể hình tiến tiến Hội Nông dân Thị xã Tân Uyên
Mô hình cá kiểng hiệu quả cao của nông dân sản xuất giỏi xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch tỉnh Hội thẩm định gương nông dân xuất sắc xã An Lập, huyện Dầu Tiếng
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch tỉnh Hội trao Quyết định giao vốn TW Hội cho Hội Nông dân huyện Dầu Tiếng
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch tỉnh Hội trao Quyết định giao vốn cho Hội Nông dân TX Thuận An
Đồng chí Phạm Văn Lời - Phó Chủ tịch Thường trực HND tỉnh phát biểu khai mạc tại Hội nghị quán triệt triển khai Nghị quyết Đại Hội đại biểu HNDVN khóa VII, Nghị quyết Đại hội Đại biểu HND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2018 - 2023
Lễ ra mắt câu lạc bộ "Nông dân với pháp luật' xã Hưng Hòa huyện Bàu Bàng
Khai giang lớp bồi dưỡng kiến thức tập thể cho cán bộ tổ HT của các Hội đoàn thể từ ngày 3-8/6/2019
Đoàn cán bộ và Nông dân thăm mô hình dưa lưới Ông Cường ở An Bình-Phú Giáo
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch tỉnh Hội tặng quà lưu niệm cho Đại sứ Lê Quí Quỳnh tại MaLaysia
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch tỉnh Hội tặng quà lưu niệm cho Ông giám đốc Công ty đóng gói rau củ quả tại MaLaysia
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch tỉnh Hội tặng quà lưu niệm cho Ông chủ trang trại tại buổi hội thảo tại MaLaysia
Đoàn cán bộ và Nông dân thăm vườn sầu riêng tại MaLaysia
Đoàn Cán bộ và Nông dân thăm mô hình tại MaLaysia
Đoàn CB và Nông dân thăm Đại sứ Quán Việt Nam tại MaLaysia
Đoàn cán bộ Hội tham quan mô hình Hội quán Nông dân ở huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
Đoàn cán bộ Hội Tham quan mô hình Bưởi Hợp tác xã Kế Thành
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình trồng nấm bào ngư xám của hộ NDSXKD giỏi ông Lê Văn Hòn, xã Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tham quan mô hình trồng nấm bào ngư xám tại xã Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên
Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch tỉnh hội cùng đoàn cán bộ nông dân huyện Lai Vung tham quan mô hình bưởi Bach Đằnng
Đồng chí Đô Ngọc Huy - Chủ tịch HND tỉnh cùng Đoàn cán bộ Hội tham quan Quy trình sản xuất, đóng gói chuối tại Khu Công nghệ cao Unifarm xã An Thái, huyện Phú Giáo
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch HND tỉnh tham quan khu vực trồng bưởi da xanh của khu Công nghệ cao Unifarm xã An Thái huyện Phú Gáio
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch HND tỉnh tham quan mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao Unifarm
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy - Chủ tịch HND tỉnh trao quà cho hộ bà Phạm Thị Lan nhân dịp bà Lan được nhận nhà Đại Đoàn kết
Lễ trao nhà Đại Đoàn kết cho hội viên nông dân xã An Thái huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
Đồng chí Đỗ Ngọc Huy (bìa phải) – Chủ tịch HND Tỉnh và đồng chí Bùi Văn Bảo (bìa trái)– Phó Chủ tịch UBND xã An Thái trao quyết định sở hữu nhà cho hộ bà Phạm Thị Lan
Lãnh đạo tỉnh Hội trao Quyết định nghĩ hưu cho cán bộ cơ quan
Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nhung trao cờ cho đơn vị xuất sắc tại Hội nghị tổng kết Hội Nông dân Dầu Tiếng
Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nhung phát biểu tại Hội nghị tổng kết Hội Nông dân Dầu Tiếng
Bàn giao cụm trưởng và cụm phó năm 2019
Hội nghị giao ban cụm các tỉnh miền Đông nam bộ cuối năm 2018
Tỉnh Hội tổ chức hội nghị đối thoại về qui trình tiếp cận các nguồn vốn do Hội quản lý
BCH HND Việt Nam khóa VII
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023.
Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018-2023 chụp hình lưu niệm với lãnh đạo Đảng, nhà nước , chính phủ, và TW Hội
Đại hội VII Hội nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2018-2023
Lớp Bồi dưỡng nghiệp công tác Hội năm 2018
Tỉnh Hội tham gia gian hàng ngày hội Tam nông và sản phẩm làng nghể Bến Tre năm 2018
Tham quan mô hình rau thủy canh tại Hợp tác xã nông nghiệp quận 12, TP HCM
Đồng chí Nguyễn Hồng Lý, Phó chủ tịch TW Hội phát biểu tại Hội thảo bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Hội trai giải cho đơn vị trưng bài sản phẩm tại Đại Hội
Đồng chí Nguyễn Hồng Lý, Phó chủ tịch TW Hội tặng lẵng hoa và cờ đơn vị xuất sắc cho Hội Nông dân tỉnh Bình Dương
Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nhung, phó chủ tịch tỉnh Hội tham quan mô hình nấm mối cấy mô trưng bày tại Đại hội Phú Giáo
Ban giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày của các huyện thị thành phố tại Đại Hội Hội nông dân tỉnh lần IX
Đoàn kiểm tra tỉnh Hội kiểm tra hoạt động các nguồn vốn huyện Phú giáo năm 2018
Chủ tịch Hội nông dân huyện Phú Giáo đang cắm hoa trưng bày tại gian hàng tỉnh Hội
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh giám sát di tích Rừng Kiến An cùng đoàn giám sát HĐND tỉnh
Đồng chí Phó giám đốc Sở Công Thương phát biểu thảo luận tại Đại Hội
Đ/c Lâm Văn Hoà, Phó Ban Dân vận Tỉnh uỷ tham quan gian hàng trưng bày của huyện Bắc Tân Uyên tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023)
Đại biểu, biểu quyết tại Đại hội
Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thông qua Báo cáo tóm tắt tại Đại Hội
Ban kiểm phiếu kiểm phiếu bầu Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023).
Đ/c Nguyễn Văn Lộc –Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy trao khen thưởng tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023)
Đ/c Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Dương dự Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023).
Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chụp hình lưu niệm cùng Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Minh – Phó Ban Dân vận Tỉnh ủy tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023).
Đại hội bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII
Đại hội bầu Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX
Đ/c Đỗ Ngọc Huy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phát biểu khai mạc Đại Hội
Toàn cảnh Đại hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023).
Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII ra mắt Đại Hội
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX ra mắt Đại hội
Đ/c Nguyễn Thanh Liêm, TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương trao khen thưởng tại Đại hội
Đ/c Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Đồng nhân dân tỉnh phát biểu tại Đại hội
Đ/c Nguyễn Hồng Lý – Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại Đại hội
Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ 2018-2023).
Đ/c Nguyễn Thị Tuyệt Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm thị xã Dĩ An tại Đại Hội lần XI của Hội Nông dân huyện Bàu Bàng
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm thị xã Tân Uyên tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm thị xã Dĩ An tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm huyện Bắc Tân Uyên tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm thị xã Thuận An tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm thị xã Thuận An tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm huyện Phú Giáo tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm Thành phố Thủ Dầu Một tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm thị xã Bến Cát tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Ban Giám khảo chấm điểm gian hàng trưng bày sản phẩm huyện Bàu Bàng tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần thứ IX nhiệm kỳ 2018-2023
Gian hàng trưng bày sản phẩm tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần IX (nhiệm kỳ 2018-2023) của Hội Nông dân thị xã Tân Uyên
Gian hàng trưng bày sản phẩm tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần IX (nhiệm kỳ 2018-2023) của Hội Nông dân huyện Bắc Tân Uyên
Gian hàng trưng bày sản phẩm tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần IX (nhiệm kỳ 2018-2023) của Hội Nông dân huyện Bàu Bàng
Gian hàng trưng bày sản phẩm tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương lần IX (nhiệm kỳ 2018-2023) của Hội Nông dân huyện Phú Giáo
Đ/c Nguyễn Thị Tuyệt Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiểm tra gian hàng trưng bày sản phẩm tại Đại Hội lần IX của Hội Nông dân huyện Phú Giáo
Đ/c Nguyễn Thị Tuyệt Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiểm tra gian hàng trưng bày sản phẩm tại Đại Hội lần IX của Hội Nông dân huyện Bàu Bàng
Đ/c Nguyễn Thị Tuyệt Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiểm tra gian hàng trưng bày sản phẩm tại Đại Hội lần IX của Hội Nông dân thị xã Thuận An
BCH Hội Nông dân Thị xã Tân Uyên nhiệm kì 2018-2023
Tỉnh Hội tập huấn nghiệp vụ Quỹ HTND năm 2018
Tỉnh Hội tổ chức tham quan thực tế tại Lâm Đồng cho học viên năm 2018
Tỉnh Hội trao Quyết định giao vốn Quỹ HTND quay vòng năm 2018 cho huyện Bắc Tân Uyên
Đ/c Phạm Văn Lời, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao bằng khen cho các đội đạt giải
Đ/c Phạm Văn Lời, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh trao bằng khen cho các đội đạt giải
Đ/c Đỗ Ngọc Huy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tặng hoa cho Ban Giám khảo Hội thi
Đ/c Đỗ Ngọc Huy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tặng cờ lưu niệm cho các đội
Tỉnh Hội trao Quyết định giao vốn Quỹ HTND quay vòng năm 2018 cho Hội Nông dân huyện Dầu Tiếng
Các tỉnh cụm phía nam tham dự hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2018
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu tại hội nghị giao ban cụm các tỉnh phía nam
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tặng hoa chúc mừng Đại hội Hội Nông dân huyện Bàu Bàng
BCH Hội Nông dân thị xã Bến cát nhiệm kì 2018-2023
Thu hoạch Bưởi công nghệ cao Trừ Văn Thố huyện Bàu Bàng
Tỉnh Hội tặng nhà tình thương cho hộ nghèo tại Đại Hội Hội ND huyện Dầu Tiếng
Tỉnh Hội trao Quyết định giao vốn Quỹ HTND thực hiện đề án năm 2018 cho huyện Bắc Tân Uyên
Tỉnh Hội trao Quyết định giao vốn Quỹ HTND thực hiện đề án năm 2018 cho huyện Bàu Bàng
Tỉnh Hội tặng quà lưu niệm cho Trung Tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao Hàn Quốc
Đoàn can bộ và nông dân SXG Bình Dương tham quan mô hinh nông nghiệp Hàn Quốc
Ban Chấp hành mới xã An Tây
Hợp tác xã Minh Hòa Phát- huyện Dầu Tiếng được hỗ trợ vốn từ nguồn Quỹ HTND TW
Phường Tân An, Thành phố Thủ Dầu Một đại hội điểm nhiệm kì 2018-2023
Đại Hội công đoàn cơ quan Hội nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2017-2022
Tỉnh Hội trao quyết định giao vôn Trung ương cho huyện Dầu Tiếng
Thuận An tổng kết hoạt động 2017
Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh giám sát bình ổn thị trường
Tỉnh Hội giao vốn cho tổ nuôi cá Thái Hòa ,Tân Uyên, Bình Dương
Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nhung trao Bằng khen tại hội nghị tổng kết năm 2017
Đ/c Phạm Văn Cành, Phó Bí thư TT TU trao Bằng khen của Chính Phủ cho các cá nhân tại hội nghị tổng kết năm 2017
Hội Nông dân huyện Dầu Tiếng tổng kết năm 2017
Mô hình trồng hoa lan hộ Bùi Văn Sang, phường Tân An, TP. Thủ Dầu Một, truyền hình VTC 16
Phú Giáo tổng kết phong trào Hội năm 2017
Khen thưởng phong trào năm 2017 của Phú Giáo
Rủi ro của nông dân do mưa bảo
Trung ương Hội tuyên dương mô hình nông dân khởi nghiệp
Tọa đàm Nông dân khởi nghiệp
Bến Cát tập huận công tác Hội năm 2017
Mô hình rau màu an toàn Thuận Giao, Thuận An
Trung ương Hội tham quan mô hình Bưởi Bạch Đằng
Tỉnh Hội trao Quyết định giao vốn Quỹ HTND quay vòng cho Dầu Tiếng năm 2017
Tỉnh Hội trao Quyết định giao vốn Quỹ HTND cho Phú Giáo
Đoàn CB Hội tham quan mô hình trồng măng tây ở Bạc Liêu
Tỉnh Hội tập huấn nghiệp vụ Quỹ HTND năm 2017
Mô hình cây ăn trái ở Trừ Văn Thố, huyện Bàu Bàng
Mô hình trồng chuối công nghệ cao ở Bến Cát
Tỉnh Hội giao vốn quay vòng Thủ Dầu Một năm 2017
Tỉnh Hội giao vốn Quỹ HTND cho Phú Giáo năm 2017
Video về hội
  • Giải thưởng nông dân Bình Dương xuất sắc - Lan tỏa những gương nông dân điển hình tiên tiến 2NllkIBVRl0
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý và sản xuất sản phẩm nông nghiệp x-UVni8EBJM
  • Hội Nông dân tỉnh Bình Dương trao nhà Đại đoàn kết cho Hội viên nông dân tỉnh Ninh Thuận u876a3MFins
  • Tôi yêu Bình Dương: Ngày thứ 7 văn minh - Vì một Bình Dương đáng sống watch?app=desktop&v=-bqHdHQXZFQ&fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTEAAR1qVV8fUiIYavYsoI31gAz9z0km4xoP1MefvTFrUvSVTlANBAhY5YN9_5w_aem_IGyRITo4-OkGIz4ohlWH_g&d=n
  • Chi hội Nông dân tỷ phú - Điểm sáng trong hoạt động hội ujKiFDRUxzk
  • Nội dung và giải pháp xây dựng Chi hội nông dân Tỷ phú tỉnh Bình Dương Uwj4eLAx_dg
  • Hội Nông dân Bình Dương tập trung trí tuệ, tâm huyết trước thềm Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam qS2DImJoIzY
  • 10 sự kiện nổi bật nhiệm kỳ 2018 - 2023 Hội Nông dân tỉnh Bình Dương aQ5PMoG3tTI
  • Kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2018 -2023 Hội Nông dân tỉnh Bình Dương kxYO7AGcvhw
  • Trailer chào mừng Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 6ssqg3kFn74
  • Tp. Thuận An - Đại hội đại biểu hội nông dân nhiệm kỳ 2023 – 2028 | BTV - TRUYỀN HÌNH BÌNH DƯƠNG 1Sh41gGiRjI
  • Đinh Ngọc Khương - Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Bình Dương vYWIWCneIcw
  • Hội thi Nhà nông đua tài tỉnh Bình Dương lần thứ VI năm 2022 Ckv05ahEN00
  • Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang đến thăm và trao đổi kinh nghiệm mô hình tiêu biểu Bình Dương năm 2022 X2zruZzaghQ
  • Cán bộ, công chức, viên chức Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tham gia phòng chống dịch Covid-19 GGqwlBUYxak
  • Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tham quan học tập tại Malaysia -B9aXJrhNII
  • NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG - LẦN THỨ IX, NHIỆM KỲ 2018-2023 WFNNP24RxuQ
  • Mô hình phóng sự nông dân sản xuất kinh doanh tỉnh Bình Dương theo VTC16 ItXrcZxkHP8
  • Kinh nghiệm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su theo công nghệ mới s4NMKQ-5YFM
  • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 BvkSMnIaRgw
Liên kết hữu ích
 
  • BẢN TIN NÔNG DÂN BÌNH DƯƠNG SỐ 4 - 2024 - XUÂN ẤT TỴ
  • BẢN TIN NÔNG DÂN BÌNH DƯƠNG SỐ 3 - 2024
  • BẢN TIN NÔNG DÂN BÌNH DƯƠNG SỐ 1 - 2024
  • BẢN TIN NÔNG DÂN BÌNH DƯƠNG SỐ 2 - 2024
Thông tin quảng cáo


Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 3016235
Đang online: 20

HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tầng 9 - Tháp B, Trung tâm Chính trị Hành chính tập trung, Đường Lê Lợi, Phường Hòa Phú, Tp.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3822615 - 0274.897665
Email: hoinongdan@binhduong.gov.vn     Website: http://hoinongdanbinhduong.vn
Phụ trách Cổng Thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh: Đồng chí  Phạm Thị Xuân Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Bình Dương

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI