GƯƠNG NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI LÀM GIÀU TỪ MÔ HÌNH KINH TẾ KẾT HỢP (23/01/2015)
GƯƠNG NÔNG DÂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỎI
LÀM GIÀU TỪ MÔ HÌNH KINH TẾ KẾT HỢP
Vừa qua, chúng tôi có dip về thăm và viết mô hình làm ăn của gia đình anh Trần Văn Vạn , sinh năm 1963 là gương NDSXKDG ở ấp Lai Khê, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã thành công bởi biết tận dụng và phát huy với mô hình kinh tế kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để vươn lên làm giàu.
Ngôi nhà khang trang nằm ngay dọc đường Quốc lộ 13 hiện ra trước mắt. Ngạc nhiên khi bên cạnh ngôi nhà rộng rãi cổ kính và mát mẻ. Càng ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy anh Vạn giản dị ngồi bên bàn làm việc ở cơ sở bán thức an gia súc hướng dẫn cho bà con nông dân cách chăm sóc và các thức cho heo ăn phù hợp. Gặp gỡ và bắt đầu câu chuyện cùng hai vợ chồng anh bằng cách nói chuyện thân mật pha chút hóm hỉnh, hài hước của chủ nhà. Chúng tôi bắt đầu lần tìm về quá khứ gầy dựng cuộc sống của người NDSXKDG này.
Cũng như nhiều cặp vợ chồng khác, anh chị đến với nhau bằng tình yêu của tuổi trẻ khi vừa ngoài đôi mươi. Tình yêu chớm nở khi những lần gặp gỡ, lâu dần, tình cảm nảy sinh.
Ngay từ những ngày đầu lập nghiệp, anh chị đã trồng xen kẽ tiêu, điều, trồng lúa cùng với trồng dây lang, tỉa đậu... Gia đình anh Vạn thuộc trong gia đình thuộc dạng khó khăn trong xã không có vốn để khai phá đất. Anh chia sẽ “lúc bấy giờ đất đai thì nhiều muốn khai phá bao nhiêu cũng được nhưng mình không có vốn, không thể mướn máy cày để mốc gốc, gia đình chỉ quanh quẩn 02 ha đất dùng để trồng lúa, mì, dây lan …”.
Năm 1991 khi nghe tin viện nghiên cứu cao su Lai Khê cho thuê đất đã khai phá và đã trông cây cao su thời hạn là 40 năm Anh Vạn quyết định bàn với vợ, đi thuê 8ha để chăm sóc. Vì được chăm sóc đúng kỹ thuật, bổ sung phân hữu cơ đầy đủ nên sau 6 năm vườn cao su của anh Vạn đã cho thu hoạch. Lứa mủ cao su đầu tiên cạo được, cả gia đình anh Vạn vô cùng lo lắng.
Anh nhớ lại: “Cao su non nên mủ ra nhiều, nhưng chỉ lo mủ không đạt. Khi gửi về nhà máy thu mua mủ cao su ở dốc Bù Chí xã Thới Hoà tôi mất ăn mất ngủ, đến khi nhận được kết quả chất lượng mủ cao, cả gia đình vui mừng bởi đã tìm được hướng đi đúng”.
Không ngừng lại ở đó khi cao su đã thu hoạch đồng bộ anh lại suy nghĩ nếu bón phân hoá học thì sẽ tốt được một thời gian không được lâu dài mà làm cho đất chai cây cao su xẽ không cho ra mũ nhiều, sau nhiều đêm suy nghĩ anh đã chọn cách nuôi heo lấy phân để bón cho cây cao su. Lúc bấy giờ giá mũ cao su thấp gia đình không có vốn anh Vạn đi vay ở Ngân hàng Nông nghiệp Nông thôn cộng với vay mượn của anh, chị, em trong gia đình chỉ mua được 06 con heo nái với phương thức chăn nuôi truyền thống nên không có hiệu quả, heo thường bị bệnh, chi phí thức ăn cao. Rút kinh nghiệm qua nhiều năm chăn nuôi và tìm tòi, học hỏi kỹ thuật hướng dẫn nuôi heo qua các sách vở, các lớp tập huấn nên cách đây 15 năm, anh quyết định mở rộng qui mô chuồng trại. Năm 1999, anh xây 31 ô chuồng, thả 300 heo thịt. Thu nhập chưa "gỡ" được vốn đầu tư chuồng trại thì hai năm liên tiếp sau đó, do dịch bệnh và giá heo sụt giảm, việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, lỗ vốn đầu tư. Thất bại nhưng anh Vạn vẫn quyết tâm bám nghề chăn nuôi, để lấy phân bón cho cây cao su. Bằng hình thước lấy ngắn nuôi dài “lấy tiền cao su nuôi heo”. Anh vay vốn xây dựng lại chuồng trại và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường thông qua việc sử dụng hệ thống biogas xử lý chất thải.
Đến nay gia đình anh đã xây dựng hơn 40 ô chuồng, và hơn 400 heo thịt, heo giống…
Anh Vạn cho biết, chăn nuôi heo với qui mô lớn phải thực hiện nghiêm ngặt các điều kiện về kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại phải bảo đảm sạch sẽ ,thoáng mát và nhất là phải có kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi. Trong chăn nuôi, anh trực tiếp làm công tác thú y như heo bị bệnh anh trực tiếp mua thuốc về nhà nghiên cứu để trị bệnh ngoài ra anh còn nghiên cứu trên thông tinh sách, báo, về cách phòng bệnh, vệ sinh phòng dịch là việc quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay phá sản một trại chăn nuôi, bởi vậy anh luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành thú y. Mỗi ngày anh thực hiện phun rửa chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc tiêu độc, sát trùng chuồng trại. Thực hiện đầy đủ chế độ tiêm phòng các loại dịch bệnh cho cả đàn heo. Nguồn thức ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để heo chóng lớn và sinh sản tốt. Để giảm kinh phí đầu tư cho nguồn thức ăn, lúc nông dân thu hoạch vụ mùa, giá cả các loại lúa, bắp, khoai rẻ, anh mua dự trữ với một lượng lớn để xay làm nguồn thức ăn cho đàn heo. Tại trại nuôi heo, anh xây 2 hầm biogas nên tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong xay xát thức ăn. Đối với heo sinh sản, khi heo sinh khoảng 7-8 lứa, thay heo mẹ để đảm bảo năng suất và chất lượng con giống. Do thực hiện tốt khâu vệ sinh phòng dịch, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại nên thời gian qua, mặc dù dịch bệnh xuất hiện ở một số nơi ,nhưng trại chăn nuôi của anh vẫn an toàn. Anh đang ấp ủ dự định sang năm 2015 sẽ đầu tư xây dựng thêm trang trại và bắt đầu nuôi 600 con heo thịt và heo giống, những chất thải trong chăn nuôi để ủ phân và bỏ cho cây cao su. Đây là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí, nâng cao lãi suất.
Hiện, gia đình anh Vạn có 8 ha cao su đang trong tuổi khai thác, trang trại nuôi lợn 1000kg/năm. Lợi nhuận tăng theo từng năm, cụ thể như năm 2013 đạt 615.000.000 đồng, năm 2014 đạt 810.000.000 đồng. Tạo công ăn việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương, hơn 40 lao động thời vụ, giúp đỡ 10 hộ vươn lên thoát nghèo như hỗ trợ cho vay vốn, hướng dẫn những kỹ thuật trong chăn nuôi, anh còn mở một cơ sở bán cám sĩ và lẽ đã giúp đỡ cho nhiều bà con nông dân ở xã Lai Hưng có điều kiện chăn nuôi như mua thiếu trong tháng, bán thiếu gói đầu… Ngoài ra gia đình Anh còn tham gia tốt các hoạt động từ thiện xã hội tại địa phương như ủng hộ gia đình chính sách, giúp đỡ gia đình bị thiên tai, đóng góp xây dựng giao thông nông thôn, đóng góp quỹ hỗ trợ nông dân….
Chia sẻ về những kinh nghiệm trong nông nghiệp, anh cho biết, yếu tố thành công của gia đình anh chính là làm mô hình tổng hợp, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Ngành chăn nuôi tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng đem lại lợi nhuận cao lấy ngắn nuôi dài. Biết học tập các mô hình làm ăn có hiệu quả để vận dụng cho phù hợp, có sự tác động, hỗ trợ của Nhà nước và quan trọng nhất vẫn là đức tính cần cù, chịu khó, biết tính toán, nắm bắt thông tin thị trường và tiết kiệm của người nông dân.
Với những kết quả đạt được, anh Trần Văn Vạn 5 năm liền đạt danh hiệu Nông dân SXKDG cấp tỉnh, cùng nhiều giấy khen của cấp thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng.
Tuy nhiên thời gian qua việc tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đối với gia đình anh vẫn còn khó khăn do cơ chế thủ tục còn nhiều bất cập khó thực hiện như: mua máy móc phải là sản phẩm trong nước; tất cả chi phí đầu tư phải có hóa đơn tài chính...
Anh mong muốn trong thời gian tới Nhà nước và các cơ quan hữu quan nghiên cứu xem xét sửa đổi cơ chế thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi giúp nông dân có điều kiện mở rộng đầu tư phát triển sản xuất ./.
Minh Cảnh
Ban Tuyên huấn HND Bình Dương