NGUỒN KINH TẾ CAO TỪ RAU MẦM (19/01/2015)
Từ một người tay ngang, ông Phan Văn Dư đã trở thành “chuyên gia” và làm giàu bằng việc trồng rau mầm, loại thực phẩm đang thị trường được ưa chuộng, trại rau Mầm tại khu phố Bình Điền 3, phường An Bình, thị xã Di An Hơn 4 lao động đang nhanh tay cắt những mầm cải non tơ cho vào khay, đóng gói để kịp đưa vào các nhà hàng. Ông chủ trại rau Phan Văn Dư cũng bận rộn tưới nước cho những khay cải vừa ủ, xử lý hạt, cho giá thể vào khay... Ngày nào cũng thế, ông Phan Văn Dư bắt đầu công việc khi mọi người còn đang yên giấc và kết thúc lúc 10 giờ. “Ba năm qua, từ khi tôi làm bạn với những mầm cải cũng là lúc tôi phải thích nghi với giờ giấc làm việc trái khoáy như thế” ông nói vui. Cơ duyên đưa tôi đến với nghề trồng rau mầm cải cách đây 3 năm. Lần đó tôi đi làm công ở Bình Trị Đông (quận Bình Tân – TPHCM) đúng dịp Hội Nông dân phường tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng cải mầm cho bà con. Thấy nhiều người đăng ký, tôi cũng xin tham gia. Ngày ấy, khi tham gia lớp tập huấn, nghe thầy hướng dẫn nói 1 kg hạt cải sau khi trồng cho ra 10 kg cải mầm, tôi rất hào hứng, hình dung đến việc cải thiện cuộc sống bằng công việc mới này. Hoàn tất khóa học, tôi trở về trồng thử nghiệm vài khay rau cho gia đình dùng và cho bà con xung quanh. Những hạt cải được anh gieo sau 36 giờ đã nảy mầm. Ông kể: “Nhìn những mầm non nhú lên trắng xóa trên khay, tôi mừng lắm. Ngay lúc đó, trong đầu bỗng nảy ra ý tưởng kinh doanh từ những mầm cải tươi non này”. Thấy mới trồng thử nghiệm mà đã thành công, ông Phan Văn Dư quyết định lấy số vốn 5 triệu đồng. Tìm mua xơ dừa, hạt giống, khay... ông bắt đầu trồng 05 khay. Thế nhưng, 2 kg hạt giống đầu tiên gieo xuống bị nhiễm khuẩn đã hư thối hết. Nhìn những khay rau bị úa vàng, ông không cầm lòng được vì vốn liếng trôi đi. Thấy ông rầu rĩ, vợ anh khuyên nên bỏ công việc trồng rau, kiếm nghề khác mưu sinh. Nhưng ông không nghe mà quyết tâm làm lại từ đầu. Sau lần thất bại, ông tìm đến các nơi bán xơ dừa dùng làm giá thể (một loại môi trường để trồng rau mầm) đem về nghiên cứu. Sau khi thử độ mặn, độ chua, ông phát hiện, để mầm cải phát triển tốt, giá thể phải có độ pH từ 5.5 đến 5.7; đặc biệt, giá thể phải ủ từ 30 đến 40 ngày. Riêng với hạt giống, trước khi gieo, hạt cần được xử lý bằng cách đem phơi nắng, ngâm trong nước ấm để diệt khuẩn. Sau 3 tháng miệt mài nghiên cứu, ông hoàn thiện quy trình gieo hạt. Đem quy trình mới áp dụng thử trên những khay rau, chỉ sau 5 ngày, những hạt cải được ươm đã vươn mầm, xanh tốt. “Không thể nói hết sự vui sướng của vợ chồng tôi khi nhìn những luống rau xanh rờn. Tôi biết, đây sẽ là cơ sở để tôi thực hiện những dự án lớn hơn” ông hào hứng nói. Sau khi thành công với mô hình trồng rau mầm, ông Phan Văn Dư nghĩ đến việc sản xuất đại trà để cung cấp rau mầm sạch cho thị trường; đặc biệt là đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại các nhà hàng. Để đạt tiêu chuẩn của rau sạch, ông áp dụng quy trình “3 không” gồm: không đất, không chất tăng trưởng, không thuốc bảo vệ thực vật trên những khay rau của mình. Để rau non, giòn, ông thường thu hoạch sau khi gieo hạt 4 ngày. ông nói: “Thu hoạch như thế tuy năng suất không cao nhưng rau sẽ ngon" Công việc kinh doanh của ông Dư ngày càng phát triển vì thị trường rất ưa chuộng loại thực phẩm sạch này. Một lần nữa, ông đã có một quyết định khá táo bạo là vay thêm 30 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ Nông dân tỉnh Bình Dương cùng với tất cả số vốn mà vợ chồng dành dụm được bấy lâu đầu tư hơn 60 khay để trồng rau mầm. Hiện nay, trung bình, mỗi ngày ông cung cấp gần 100 kg rau mầm thành phẩm cho các nhà hàng ở thị xã Dĩ An và các vùng lân cận với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg. Mỗi năm ông thu về gần 100 triệu đồng. Ông tâm sự: “Năm 2015, tôi sẽ mở rộng diện tích sản xuất lên đến 500 m2. Tôi sẽ xây dựng mô hình trang trại trồng rau mầm an toàn. Bà Nguyễn Thị Bửu Huệ , Chủ tịch Hội Nông dân phường An Bình, thị xã Dĩ An cho biết ông Phan Văn Dư là hội viên, nông dân điển hình của nông dân trong thời kỳ đổi mới biết vươn lên khi kinh tế gặp nhiều khó khan. Từ một người không biết gì về trồng trọt, ông Dư đã học hỏi và thành công với mô hình trồng rau sạch. Ông Dư không chỉ giỏi về kỹ thuật mà còn xông xáo, năng động trong kinh doanh cũng như trong công tác Hội. Chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình làm ăn này như một điển hình của nông dân trong thời kỳ đổi mới.