Tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Bình Dương (14/06/2019)
Tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Bình Dương
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, tính từ ngày 20/5/2019 (ngày đầu tiên xuất hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh) cho đến ngày 11/6/2019 đã xảy ra bệnh DTLCP tại 63 hộ/trại chăn nuôi của 13 xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn 04 huyện, thị xã của tỉnh với tổng số heo chết và buộc phải tiêu hủy là 4.558 con.
Cụ thể, tại huyện Phú Giáo, ngày 20/5/2019, huyện Phú Giáo là địa bàn đầu tiên xuất hiện bệnh DTLCPtrên địa bàn tỉnh tại 02 hộ/trại chăn nuôi thuộc ấp Kỉnh Nhượng và ấp Bưng Riềng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo. Tổng số lợn chết và buộc phải tiêu hủy là 1.004 con. Ngay sau đó, UBND huyện Phú Giáo đã ban hành Quyết định công bố bệnh DTLCP trên địa bàn xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo (Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 22/5/2019). Đến 17 giờ, ngày 11/6/2019, có tổng cộng 41 hộ/trại chăn nuôi đã xảy ra bệnh DTHCP và có hiện tượng heo chết bất thường, trên địa bàn 05 xã Vĩnh Hòa, Tam Lập, thị trấn Phước Vĩnh, xã Phước Hòa, An Thái thuộc huyện Phú Giáo. Tổng số heo buộc phải tiêu hủy là 3.789 con.
Tại thị xã Tân Uyên, ngày 24/5/2019, trên địa bàn thị xã lần đầu phát hiện 01 trường hợp bệnh DTLCP ở 01 hộ chăn nuôi lợn rừng lai tại ấp 3, xã Hội Nghĩa; tổng số lợn buộc tiêu hủy là 47 con. Đến 17 giờ, ngày 11/06/2019, có tổng cộng 12 hộ/trại chăn nuôi đã xảy ra bệnh DTHCP và có hiện tượng heo chết bất thường, trên địa bàn 05 xã Bình Mỹ, Tân Bình, Lạc An, Hiếu Liêm, Tân Lập thuộc huyện Bắc Tân Uyên. Tổng số heo buộc phải tiêu hủy là 148 con.
Tại huyện Bắc Tân Uyên, vào ngày 30/5/2019, trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên lần đầu phát hiện 01 trường hợp heo chết bất thường tại 01 hộ chăn nuôi ở ấp Đồng Sặc, xã Bình Mỹ. Đến 17 giờ, ngày 11/6/2019, có tổng cộng 12 hộ/trại chăn nuôi đã xảy ra bệnh DTHCP và có hiện tượng heo chết bất thường, trên địa bàn 05 xã Bình Mỹ, Tân Bình, Lạc An, Hiếu Liêm, Tân Lập thuộc huyện Bắc Tân Uyên. Tổng số heo buộc phải tiêu hủy là 148 con.
Tại thị xã Dĩ An, vào ngày 04/6/2019, trên địa bàn thị xã Dĩ An lần đầu tiên phát hiện 01 trường hợp lợn chết bất thường tại 01 hộ chăn nuôi ở khu phố Tân Hòa, phường Đông Hòa. Đến 17 giờ, ngày 11/6/2019, có tổng cộng 09 hộ/trại chăn nuôi đã xảy ra bệnh DTLCP và có hiện tượng lợn chết bất thường trên địa bàn 02 phường Đông Hòa, Tân Đông Hiệp thuộc thị xã Dĩ An. Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là 574 con.
Nhận địn trong thời gian tới, khả năng phát tán, lây lan bệnh DTLCP trên diện rộng là rất cao, nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi không đảm bảo an toàn sinh học và sử dụng thức ăn thừa, các cơ sở chăn nuôi dọc các tuyến đường giao thông.
Tỉnh Bình Dương nằm giữa 03 tỉnh, thành phố đã xuất hiện bệnh DTLCP trước đó (Đồng Nai, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh), đường Quốc lộ 13 đi ngang qua địa bàn tỉnh với nhiều phương tiện vận chuyển hàng hóa, động vật từ các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, đồng thời tỉnh Bình Dương cũng là địa phương có rất nhiều lao động nhập cư đến từ các vùng miền trong cả nước, đây là một trong những yếu tố làm lây lan trên diện rộng bệnh DTLCP. Bên cạnh đó, Bình Dương hiện có mật độ chăn nuôi lợn với số lượng tương đối lớn trong vùng Đông Nam bộ nên hoạt động mua bán lợn của các thương lái diễn ra thường xuyên dưới nhiều hình thức, cũng là yếu tố làm lây lan dịch bệnh (đặc biệt là các thương lái đến từ các vùng đã xảy ra bệnh DTHCP). Không ít người dân chăn nuôi heo trong khu vực không được quy hoạch, sử dụng thức ăn thừa từ các bếp ăn công nghiệp, các quán ăn để chăn nuôi heo; đây là một trong những nguồn lây nhiễm mầm bệnh lớn nhất đã được khảo sát. Thời tiết bất thường và mưa nhiều trong khoảng thời gian từ cuối tháng 05/2019 cũng làm tăng khả năng phát tán mầm bệnh trong môi trường.
Trước tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi, Bình Dương đã có các chính sách hỗ trợ thiệt hại. Cụ thể, ngay từ khi phát sinh ổ dịch, UBND tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 17/5/2018, với 38.000 đồng/kg. Từ ngày 03/6/2019, đã triển khai thực hiện mức hỗ trợ công tác phòng chống bệnh DTLCP theo Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 03/06/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Mức hỗ trợ theo nhóm lứa tuổi, mức thấp nhất 300.000 đồng/con và cao nhất là 4.500.000 đồng/con với lợn nái, nọc. Sau khi rà soát nhu cầu hỗ trợ kinh phí phòng chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng nhu cầu kinh phí là 333,515 tỷ đồng gởi Sở Tài chính xem xét, tham mưu UBND tỉnh. Riêng kinh phí hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi đã giải ngân trong đợt 1 là gần 03 tỷ đồng.
Theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để phòng, chống bệnh DTLCP, người chăn nuôi thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng trại hàng ngày, rắc vôi bột ở lối ra vào và lối đi giữa các dãy chuồng, không sử dụng thức ăn thừa, không cho người lạ vào khu vực chăn nuôi. Bệnh DTLCP không lây sang người. Người tiêu dùng không nên tẩy chay thịt lợn; hãy lựa chọn sản phẩm thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm soát của Cơ quan Thú y.
Nguồn:www.binhduong.gov.vn