Rau an toàn – Hướng đi mới cho nông dân (05/11/2018)
Rau an toàn – Hướng đi mới cho nông dân
Là thành viên tổ hợp tác rau sạch được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư mở rộng trang thiết bị sản xuất. Anh Lê Quốc Hải nông dân khu phố 5, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương là một trong số những người làm giàu từ nghề trồng rau sạch. Hiện nay anh sở hữu vườn rau rộng hơn 10.000 m2 với mức thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho trên 10 lao động.
Trải qua thời gian làm nhân viên ngân hàng đến năm 2015 anh nghỉ việc ở đây và bắt đầu công việc mới là trồng rau sạch trên diện tích đất nông nghiệp của mình.Thời gian đầu Anh luôncccccccccccccc cố gắng tìm hiểu cách trồng rau sạch để cung ứng sản phẩm an toàn cho thị trường. Anh cho biết: lúc mới khởi nghiệp trồng rau khó khăn nhất là do chưa có đầu ra tiêu thụ ở các cơ sở sản xuất rau lâu năm.
Vườn rau của anh Hải kiên quyết tuân thủ: không dùng phân hoá học, không chất bảo quản, không biến đổi gen, không thuốc diệt cỏ, không thuốc bảo vệ thực vật. Tất cả các công đoạn như bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân gia súc… đều dùng phương pháp thủ công, anh trực tiếp làm và thuê mướn thêm nhân công phụ giúp. Số tiền tiết kiệm trong quá trình làm việc nhiều năm cộng với vay mượn thêm, anh đã sử dụng để mướn đất, xây nhà lưới, hệ thống tưới nước tự động…
Anh cho biết tổ liên kết của anh đã liên kết cung cấp cho 20 cửa hàng, 15 trường học, 02 công ty và 10 cơ quan trên địa bàn (anh còn bán lẻ online khoản 1 tấn hàng trên tháng). Ngoài ra anh còn mạnh dạn liên kết với các trường học trên địa bàn thuê thêm đất và trực tiếp trồng rau sạch tại chỗ cung cấp cho bữa cơm cho trường học, phụ huynh học sinh. Đồng thời làm môi trường xanh sạch cho các em học sinh tham quan ngoại khóa.
Chương trình ngoại khóa cho các bé
Rau được trồng trong nhà lưới, tránh bị sâu bọ, thời tiết làm thiệt hại. Hiện tại nhiều lúc anh không đủ rau để cung cấp cho bạn hàng. Rau được người tiêu dùng ưa chuộng vì có mùi vị thơm, ngon do không sử dụng phân bón hóa học. Thậm chí, nhà bếp của một số trường học, quán ăn đặt mua hàng ngày.
Hiện tại diện tích vườn rau của anh đã lên đến trên 10.000 m2. Anh cho biết mỗi ngày cung cấp khoảng 250kg rau các loại, giá ổn định là 20.000 đồng/kg đến 30.000 đồng/kg, như vậy một ngày thu nhập khoản trên 5 triệu đồng, một tháng doanh thu trên 150 triệu đồng, trừ chi phí mướn nhân công chăm sóc, phân bón, điện nước… lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Anh cho biết, với đà thuận lợi như thế này thì chỉ sau 02 năm, anh sẽ thu hồi vốn và hoàn trả vốn cho Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bình Dương.
Rau an toàn đã trở thành một sản phẩm khá quen thuộc đối với người nông dân và người tiêu dùng.
Anh Hải chia sẽ kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới
Nhà lưới kín: là loại nhà lưới được phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cùng như xung quanh, có cửa ra vào cũng được phủ kín bằng lưới. Được sử dụng để che chắn ngăn ngừa côn trùng (chủ yếu là bướm, bọ cánh cứng, côn trùng…). Với nhà lưới kín thì ta có thể tăng vụ trồng được cả mùa mưa mà mẫu mã rau vẫn đảm bảo, sản phẩm rau an toàn hơn.
Với kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới giá rẻ có thế mạnh vượt trội hơn so với mô hình trồng rau truyền thống là: hạn chế được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân bón. Ngoài ra, sản lượng rau thu hoạch cũng cao hơn trồng rau truyền thống.
Bước 1: Chuẩn bị vật tư:
Mô hình nhà lưới rất dễ làm, dễ ứng dụng cho từng hộ nông dân. Chỉ với 500m2 đất canh tác, nông dân đầu tư mô hình nhà lưới chỉ cần 50 triệu đồng. “Vật tư gồm: Trụ bê tông, dây chì, lưới bao quanh và ống nước phun sương tự động. Thời gian sử dụng nhà lưới khoảng từ 3 đến 5 năm. Trong quá trình sử dụng cần chú ý khâu chằng níu nhà lưới thật kiên cố để tránh gió lùa quật sập…”
Bước 2: Chuẩn bị đất trồng (đây là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới)
Đối với đất trồng trong quá trình trồng rau đòi hỏi nhà nông phải kỹ lưỡng, đặc biệt là khâu làm đất.
+ Làm đất.
+ Xử lý tiêu diệt mầm bệnh trong đất.
+ Bón phân cho đất (tùy từng loại rau ta sẽ có công thức riêng).
Bước 3: Gieo giống
Sau khi đã chuẩn bị đất, nên xuống giống hoặc gieo trồng cấy cây giống trong nhà lưới để tránh sâu bệnh chui vào bên trong.
Đối với kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà lưới thì công đoạn chăm sóc vô cùng đơn giản. Thông thường tất cả các lưới đều có hệ thống tưới phun tự động, như vậy sẽ giảm được chi phí thiêu công nhân mà lại đơn giản trong việc tính toán độ ẩm của đất.
Ảnh: anh Lê Quốc Hải tại trang trại rau sạch
Việc trồng rau sạch có kết quả tốt đòi hỏi người trồng phải có kiến thức, có tâm huyết và quan tâm đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Mô hình trồng rau sạch được nhiều bà con trong địa phương noi theo và hiện giờ đã dần dần hình thành một “Tổ hợp tác rau sạch” ở phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Anh Lê Quốc Hải tại Đại Hội Hội Nông dân tỉnh Bình Dương
Anh chia sẽ thêm: dự án sản xuất nông nghiệp vì mục đích kinh tế nên rất phù hợp cho nông dân; Có chi phí đầu tư trên một diện tích không cao, bà con nông dân có thể tự đầu tư hoặc liên kết với nhau để đầu tư phát triển mô hình; Dự án là điểm nhấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật của thành phố Thủ Dầu Một, tuy tiên tiếng nhưng không quá phức tạp, nông dân có sẵn kiến thức về sản xuất nông nghiệp nên dễ tiếp thu.
Bằng khen Sở NN&PTNT dự án trồng trọt và bảo vệ thực vật.
Đây là một hướng đi phù hợp cho nghề trồng rau an toàn trong điều kiện cả nước quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, theo anh, việc xây dựng vườn rau trong nhà lưới của anh chỉ mới xuất phát từ nhu cầu thị trường và tự mày mò học hỏi. Để nhân rộng, phát triển mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ đúng thực chất thì thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần hỗ trợ nhiều hơn về vốn đầu tư, khoa học công nghệ hữu cơ...
Hoàng Phúc