NÔNG DÂN KHỞI NGHIỆP TỪ TRĂN, CÁ SẤU (24/08/2017)
NÔNG DÂN KHỞI NGHIỆP TỪ TRĂN, CÁ SẤU
Ông Nguyễn Sơn bên trang trại cá sấu
Nhờ nuôi cá sấu, người nông dân Nguyễn Sơn đã trở thành doanh nhân tỷ phú, đối tác mãi tận trời Tây. Đó là ND SXKD giỏi Nguyễn Sơn, ở khu phố Bình Quới A, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An. Trang trại của ông Sơn đã nâng lên thành Công ty cổ phần Thương mại - Đầu tư trăn, cá sấu Ngọc Sơn, có doanh thu trên 4 tỷ đồng/năm.
Theo chân ông Sơn, chúng tôi choáng ngợp trước những dãy chuồng nuôi cá sấu san sát được xây tường, đóng cọc bao lưới B40 cao gần 2m. Có chuồng che lưới mắt nhỏ phía trên, nền xi măng nửa ngập nước, nửa trống trơn cho cá sấu trườn lên; có chuồng chỉ bao xi măng xung quanh, giữa là hồ nước mênh mông, những lồng trăng thật to có con ơn 50kg…
Ông Nguyễn Sơn đang chăm sóc trăng của công ty
Ông sơn nói “Việc tạo ao, làm chuồng phải thích nghi từng giai đoạn phát triển và gần gũi với tập tục của cá sấu. Cá trong trang trại đủ kích cỡ, từ “nhỏ xíu mà thương” đến những con dài hàng mét, nặng trên trăm ký. Phòng bệnh là chính nên phải thường xuyên sát trùng chuồng trại; thức ăn phải tươi; mật độ nuôi khoảng 2m2/con sẽ giúp chúng phát triển tốt lại giữ cho da không trầy xước…”
Với giọng nói phấn khởi ông chia sẽ, năm 1997 sau khi tham gia lớp tập huấn nuôi trăn do Hội ND thị xã tổ chức, tôi mua vài cặp trăn về nuôi thử. Trong quá trình nuôi, tôi tìm tài liệu về nghiên cứu, đến các trang trại học hỏi. Sau 5 năm, trang trại của tôi đã phát triển được 50 con trăn, 30 con cá sấu giống và anh thành lập cơ sở chăn nuôi Ngọc Sơn trên diện tích 2.513m2. Ông nói kinh nghiệp của mình muốn đảm bảo cho cá sấu đạt tiêu chuẩn thì nguồn nước đảm bảo sạch, đạt tiêu chuẩn tối thiểu không bị ô nhiễm hoặc nhiễm sắt. Khi nước bị nhiễm sắt nên pha thêm nồng độ thuốc tím hoặc qua hệ thống bể lọc kiểu đơn giản tránh đầu tư chi phí tốn kém. Kiểm tra và khảo sát nguồn thực phẩm cho cá Sấu. Nên thay đổi thực phẩm thường xuyên, nếu có điều kiện để tránh các bệnh về thiếu vitamin A, B1, D &E cùng các chất khác. Tránh tổn thương do đụng chạm trong quá trình nuôi ở chuồng trại cả khi mùa hè cũng như mùa đông, bằng cách xây chuồng theo tư vấn của các cán bộ tại cơ sở nuôi hoặc “Công ty Cá Sấu Việt Nam”. Số lượng con trong chuồng không quá 100 con trên diện tích 100 m2. Giữ gìn tốt nhiệt độ thật phù hợp để Sấu sống được. Vệ sinh sạch sẽ trừ mầm bệnh thường xuyên. Định 1 tháng 1 lần khử trùng bằng Clorine, phơi nắng chuồng trại khi trời nắng. Chọn con giống từ 90cm- 100cm trở lên, vì ở độ tuổi này con giống đã có sự giám sát theo dõi kỹ lưỡng của các cán bộ trong trung tâm, Sấu đã được “tập dượt”, cọ xát có sự thích ứng dần với sự chuyển đổi của môi trường bên ngoài. Đảm bảo sức khoả cũng như kháng thể ổn định, phù hợp với những hộ nông dân mới nuôi lần đầu.
Theo đó, ông bắt đầu mở thêm cơ sở thuộc da, may ví, thắt lưng bằng da trăn, cá sấu phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến tháng 7/2007 tôi thành lập công ty cổ phần thương mại đầu tư trăn - cá sấu Ngọc Sơn. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, hàng loạt công ty trong và ngoài lĩnh vực này phải ngừng hoạt động thì Công ty Ngọc Sơn vẫn đứng vững và vượt khó thành công. Chỉ tính riêng trong năm 2016 vừa qua, Công ty Ngọc Sơn đã đưa ra thị trường hàng ngàn sản phẩm da trăn và da cá sấu được người tiêu dùng đón nhận. Cũng trong năm vừa qua, sản phẩm của công ty được Hiệp hội Doanh nghiệp và Trang trại nông dân nông thôn Việt Nam tặng Cúp Vàng chất lượng. Đặc biệt, trong đợt bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Dương, toàn tỉnh có 12 tác phẩm được bình chọn thì riêng Công ty Ngọc Sơn có 3 sản phẩm là dây nịt da cá sấu, ví nam da cá sấu và ví nam da trăn được bình chọn là những sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm dây nịt da cá sấu của công ty còn lọt vào top 6 tác phẩm tiêu biểu của khu vực phía Nam. Hiện tại công ty ông đã và đang xuất khẩu trên 10 nước như Trung Quốc, Đài Bắc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý…. Các mặt hàng sản phẩm về da của công ty được người tiêu dùng nước ngoài đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã”.. Công ty của ông thu hút hơn 35 công nhân, với thu nhập bình quân 6-10 triệu đồng/người/tháng. Để người lao động yên tâm làm việc, ông xây nhà cho công nhân viên ở không phải trả tiền. Ngoài ra, ông còn hỗ trợ trăn giống cho các hộ nghèo trong vùng chăn nuôi, sau đó thu mua lại theo giá thị trường…
Ông chia sẽ thêm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu nên Công ty Ngọc Sơn luôn đưa ra những chiến lược dài hạn. Trước tình hình kinh tế như hiện nay, khi 50% khách hàng đối tác của công ty là những doanh nghiệp nước ngoài không còn tồn tại, khiến đơn hàng của công ty giảm sút nhiều. Trước tình hình đó, Công ty Ngọc Sơn đã chuyển hướng bằng cách tập trung khai thác thị trường nội địa. Để duy trì hoạt động cũng như những thành quả đã có, công ty buộc phải cắt giảm những chi phí không cần thiết, phát huy nội lực và đặc biệt là lắng nghe những ý kiến đóng góp từ khách hàng, từ chính những người lao động trong công ty để biết mình đang yếu cái gì, thiếu cái gì để kịp thời bổ sung, đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối tác và người tiêu dùng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Sơn cho biết: “Có được sự thành công như ngày hôm nay là nhờ Ban lãnh đạo công ty luôn chủ động lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng, người tiêu dùng để làm thước đo chất lượng sản phẩm. Cùng với đó là sự đóng góp nhiệt tình của tập thể cán bộ, công nhân trong công ty cả về trí tuệ lẫn công sức, giúp công ty vượt qua khó khăn, vươn tới thành công”. Với những thành tích trên, nhiều năm liền ông được Hội ND thị xã Thuận An bình chọn là hộ ND SXKD giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh. Tại Đại hội Hội ND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2013-2018, anh được bầu vào Ban Chấp hành Hội ND tỉnh.
Như Ngọc