Bệnh đốm vằn hại bắp (11/04/2014)
Bệnh một khi đã xảy ra, nếu không phòng trị kịp thời hoặc không phòng trị đúng cách, năng suất có thể thất thu tới 50 - 60%.
Đốm vằn là bệnh phổ biến trên các vùng trồng bắp (ngô) ở Việt Nam. Ngoài bắp nấm còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, đậu, cà chua, đậu đỗ, cải bắp, xà lách… Bệnh một khi đã xảy ra, nếu không phòng trị kịp thời hoặc không phòng trị đúng cách, năng suất có thể thất thu tới 50 - 60%.
Tác nhân: Do nấm Rhizoctonia solani có tên tiếng Anh là Sheath blight. Trên bắp bệnh tấn công trên bẹ lá, phiến lá, thân, lá bi, trái… triệu chứng đặc trưng của bệnh đốm vằn là đốm bệnh lớn, sũng nước, loang lổ như da beo, tâm màu xanh xám, rìa viền nâu, bệnh thoạt tiên xuất phát từ phần gốc sát mặt đất, ăn sâu vào như mô bên trong bẹ lá, sau lan dần lên trên làm thân, lá khô héo, cây tàn lụi, bắp thối…
Thuốc đặc trị đốm vằn rất hiệu quả Saizole 5SC
Quan sát kỹ trên vết bệnh thấy có nhiều sợi nấm trắng và cả các hạch nấm nhỏ màu nâu xám, tròn, cứng, đây là các tác nhân lan truyền bệnh từ cây này sang cây khác, từ vụ này qua vụ sau. Bệnh đốm vằn thường phát triển khi cây bắp có khoảng 5 - 6 lá tiếp tục cho đến khi cây lớn và gây hại nặng nhất là giai đoạn bắp trổ cờ, phun râu. Bệnh xuất hiện sớm thường làm cho cây héo rũ.
Trong điều kiện nhiệt độ cao từ 25 - 30 độ C, ruộng trồng mật độ dày, ruộng bón nhiều đạm hoặc bón đạm muộn, bón không cân đối NPK, ruộng vụ trước bị bệnh đốm vằn… dễ phát sinh bệnh đốm vằn và gây hại.
Phòng trị:
+ Không trồng dày.
+ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn, tiêu huỷ dư thừa thực vật vụ trước (nhất là vụ trước ruộng bị đốm vằn gây hại nặng).
+ Không bón thừa đạm (N), hay bón đạm quá muộn, bón cân đối N-P-K.
+ Không để ruộng quá ẩm.
+ Thường xuyên thăm đồng, chú ý quan sát dưới gốc thân, nếu có bệnh mới xuất hiện cần ngưng bón đạm ngay và phun thuốc đặc trị như: Vanicide 3, 5 SL, Saizole 5SC, KiSaigon 50EC. Chú ý phun kỹ, phun đủ lượng nước khuyến cáo.
TH.S HUỲNH KIM NGỌC
Theo NNVN