KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT NHIỆM KỲ QUA CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG KHÓA VIII PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU TRONG KHOÁ IX (17/09/2018)
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT NHIỆM KỲ QUA
CỦA BAN CHẤP HÀNH HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG KHÓA VIII
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU KHOÁ IX
Đ/c Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương trình bày tóm tắt dự thảo báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ VIII, (2013 – 2018) và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ IX (2018 – 2023) tại Đại hội
Nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình hình thời tiết, khí hậu bất thường, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, giá cả thị trường không ổn định làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người nông dân. Song, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy; của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; sự tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành đoàn thể, cùng với sự nỗ lực đoàn kết thống nhất của các cấp Hội, hội viên nông dân trong tỉnh đã vượt khó khăn đưa công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh nhà ngày càng phát triển vững mạnh, góp phần thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần thứ X và Đại hội lần thứ VIII Hội Nông dân tỉnh nhiệm kỳ 2013 – 2018 đã đề ra.
Các cấp Hội tập trung đẩy mạnh đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp với đặc điểm hội viên, nông dân qua các buổi học tập, sinh hoạt chi, tổ Hội, câu lạc bộ, xây dựng các chuyên đề trên các kênh thông tin, báo chí, bản tin, trang thông tin điện tử, các chương trình tọa đàm, hội thi, hội thảo, đảm bảo có 100% cán bộ Hội và trên 95% hội viên được tuyên truyền, học tập Nghị quyết. Qua đó, từng hội viên, nông dân đã chấp hành tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các Chỉ thị, Nghị quyết của tổ chức Hội.… Kết quả, các cấp Hội đã tổ chức được 28.442 buổi cho 1.239.522 lượt người dự; phát hành 162.000 bản tin, đặc san của tỉnh Hội...
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp Hội thường xuyên củng cố, bổ sung, kiện toàn kịp thời, đúng Điều lệ Hội và yêu cầu của cấp ủy từng địa phương. Riêng, BCH Hội Nông dân tỉnh Bình Dương khóa VIII có 43 Ủy viên, 13 UVBTV, 01 Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch, trong nhiệm kỳ hoạt động đã củng cố bầu bổ sung 11 UV.BCH, 02 Ủy viên BTV, 01 Phó Chủ tịch, 01 Chủ tịch. Với những nội dung hoạt động thiết thực, hình thức tập hợp đa dạng chất lượng hội viên từng bước được nâng lên. Kết quả trong nhiệm kỳ, đã phát triển được 16.730 hội viên, nâng tổng số hội viên đến 30/6/2018 là 54.360 hội viên. Hiện nay toàn tỉnh có 9 huyện, thị, thành Hội, 82 cơ sở Hội, 535 chi Hội; 2.006 tổ Hội và 276 câu lạc bộ.
Công tác thi đua khen thưởng của Hội thường xuyên đổi mới trong hướng dẫn các tiêu chí xét chọn và khen thưởng phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Triển khai thực hiện chương trình phối hợp với Sở Nội vụ về đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phát hiện, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến giai đoạn 2014 – 2018. Kết quả đượcThủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 01 tập thể và 11 cán nhân là NDSXKDG. Trung ương Hội tặng cờ đơn vị dẫn đầu cụm thi đua năm 2014, 2015, 2016, nhiệm kì 2013-2018, và tặng bằng khen cho 22 tập thể, 55 cá nhân. UBND Tỉnh tặng 01 cờ thi đua nông dân điển hình tiên tiến nhiệm kỳ 2010 – 2015 và tặng bằng khen 120 tập thể, 633 cá nhân. Hội Nông dân tỉnh tặng bằng khen cho 88 tập thể và 459 cá nhân. Đặc biệt trong nhiệm kỳ, nông dân Bình Dương được Trung ương Hội đã tôn vinh 03 nông dân tiêu biểu xuất sắc và 01 sản phẩm tiêu biểu , đó là bưởi da xanh.
Đ/c Nguyễn Hồng Lý – Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam tặng hoa và Bằng khen tại Đại Hội
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã được các cấp Hội tích cực triển khai thực hiện thường xuyên; Phong trào ngày càng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, tạo động lực khuyến khích, động viên nông dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên khá giàu và giúp đỡ hộ khó khăn thoát nghèo. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều gương nông dân điển hình và mô hình hiệu quả kinh tế cao có thu nhập đáng kể cho gia đình và xã hội. Kết quả bình quân hàng năm có 42.481 hộ đăng ký và có 34.603 hộ đạt danh hiệu NDSXG các cấp. Qua đó, tinh thần tương thân tương ái trong hội viên, nông dân, giúp nhau trong sản xuất ngày càng phát huy, đã góp phần giúp cho 3.439 hộ thoát nghèo, trong đó Hội Nông dân trực tiếp giúp cho 1.210 hộ nông dân thoát nghèo.
Phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đạt được nhiều kết quả tích cực trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; góp phần làm cho nhiều vùng nông thôn đổi thay mạnh mẽ, các đô thị ngày càng văn minh, hiện đại; các cấp Hội đã tích cực triển khai Dự án “Nông dân Bình Dương tham gia bảo vệ môi trường nông thôn” giai đoạn 2015 – 2017”, tổ chức Hội thi “Nông dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nông dân tham gia bảo vệ môi trường”, làm vệ sinh các tuyến đường do Hội quản lý, thực hiện chương trình “Nhà sạch, đường thoáng, mương thông”. Trong nhiệm kỳ các cấp Hội đã tham gia xây dựng được 402 mô hình bảo vệ môi trường nông thôn. Thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuối năm 2017 đã có 51.536 hộ đăng ký thực hiện gia đình văn hoá, qua bình xét có 48.935 hộ, đạt 95%. Bên cạnh đó, các cấp Hội còn chủ động tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao sức khỏe nhân dân, tập luyện thể dục thể thao; tham gia phòng chống các dịch bệnh ...
Hội thực hiện và phối hợp với các ngành tổ chức 269 lớp dạy nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg cho 6.751 hội viên nông dân và con em nông dân, trong đó Trung tâm dạy nghề tỉnh Hội trực tiếp dạy nghề ngắn hạn cho nông dân được 115 lớp, có 3.611 HVND dự,và sau khi học nghề có trên 80% học viên có việc làm ổn định. Đồng thời, các cấp Hội đã được ngân sách ủy thác và vận động phát triển nguồn vốn Quỹ HTND là 108.347.360.000 đồng, đã xét cho 4.218 lượt hộ nông dân vay, đầu tư vào 282 dự án trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ và thành lập 282 tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất nâng tổng số tổ được thành lập từ các nguồn vốn là 448 tổ, trong đó, có trên 100 tổ làm ăn hiệu quả, giải quyết được nhiều lao động và tăng thu nhập đáng kể cho nông dân. Phối hợp với NHCSXH giải ngân với số tiền 588.635.500.000 đồng cho 40.887 hộ vay (tính đến 31/12/2017); tiếp cận từ các chính sách tín dụng ưu đãi như: Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND về chính sách khuyến phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã giải ngân trên 237 tỷ đồng cho 48 hộ trang trại; Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản với số tiền trên 17 tỷ đồng; phối hợp tổ chức 5.414 lớp tập huấn KHKT cho trên 289.869 người dự; hỗ trợ giúp 72 trang trại được công nhận sản xuất theo qui trình VIETGAP, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, tổ chức hội thảo; đưa nông dân đi tham quan học tập kinh nghiệm trong ngoài nước được 12 chuyến cho trên 360 CB và nông dân tham gia.
Đ/c Nguyễn Thanh Liêm - Ủy viên Thường vụ, chủ tịch UB Mặt Trận Tổ Quốc
và đ/c Nguyễn Văn Lộc –Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân vận TU trao Bằng khen tại Đại hội
Các cấp Hội phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 217, 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về giám sát pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo QĐ 29 của UBND tỉnh, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo QĐ 04, kết quả đã tổ chức được 29 cuộc giám sát; tổ chức cho hội viên, nông dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các Đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, quy hoạch đất đai, xây dựng nông thôn mới và tham gia giám sát việc thực hiện các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; dự án đầu tư, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư; giải quyết việc làm khi bị thu hồi đất để thực hiện qui hoạch của địa phương..
Trong nhiệm kỳ, tỉnh Hội đã tham mưu Hội cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 06/5/2013 về thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020” để chỉ đạo các cấp ủy Đảng trong việc thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định 673/QĐ-TTg của Chính phủvề tổ chức Hội thực hiện và phối hợp thực hiện các chương trình dự án phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2020.
Kết quả tỉnh Hội đã xây dựng, triển khai và thực hiện 10 đề án, dự án đã được Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân chấp thuận và cấp kinh phí thực hiện như : ĐA đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND, ĐA đưa nông dân đi học tập mô hình nước ngoài, Bảo vệ môi trường nông thôn, đào tạo cán bộ..... Riêng Đề án Quỹ HTND được ngân sách từ tỉnh đến huyện ủy thác trên 110 tỷ đồng.
Đ/c Nguyễn Hồng Lý – Uỷ viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương
Hội Nông dân Việt Nam tặng hoa và cờ cho Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tại Đại Hội
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2018-2023
Với phương châm: “Đoàn kết – Sáng tạo - Hội nhập vì sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương”, phương hướng hoạt động của Hội và phong trào nông dân Bình Dương trong 5 năm tới là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động theo hướng kết hợp chặt chẽ công tác tập hợp, đoàn kết, tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng, giám sát, phản biện xã hội và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với tăng cường các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân; thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn theo QĐ 673 của TTg, Phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.
Một là: Xây dựng tổ chức Hội Nông dân các cấp trong tỉnh vững mạnh toàn diện, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh.
Hai là: Luôn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Hội cho phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nông dân, phát triển hội viên đi đôi với nâng cao chất lượng hội viên, làm tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của hội viên nông dân. Xây dựng giai cấp nông dân thời kỳ CNH, HĐH có tri thức và tay nghề giỏi, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết tương trợ, làm tốt trách nhiệm công dân.
Ba là: Phát động mạnh mẽ các phong trào hành động cách mạng; đổi mới, nâng cáo hiệu quả các phong trào lớn của tổ chức Hội; huy động các nguồn lực trong nông dân tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo giữa nông thôn với thành thị, góp phần thực hiện thắng lợi NQ ĐH ĐB Hội Nông dân tỉnh khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X.
Minh Cảnh